PVN phải vượt qua nhiều thách thức để hoàn thành trọng trách quốc gia

Trước việc tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong quý I chưa đạt mục tiêu đề ra, nhiệm vụ và kỳ vọng đối với các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trở nên hết sức nặng nề. Một trong những giải pháp cấp bách đề ra là PVN phải đẩy mạnh sản lượng khai thác. Để đạt được mục tiêu này, PVN sẽ phải vượt qua rất nhiều thách thức.

Theo TS Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam thì tại thời điểm này, nếu phải khai thác thêm so với kế hoạch năm 2017 là không dễ cho PVN.

Đó là bởi, thứ nhất, kế hoạch ở thời điểm này là khá muộn vì PVN chỉ còn 5 tháng để thực hiện. Nếu như kế hoạch có từ đầu năm thì PVN sẽ có những kịch bản phù hợp trong công tác khai thác dầu, khí. Chỉ còn 5 tháng, thời gian rất gấp, trong khi từ tháng 6 trở đi miền Nam đã vào mùa biển động có gió mùa Đông Bắc nên việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên các công trình biển rất khó và việc sớm đưa các mỏ mới vào khai thác cũng không dễ. 

Ảnh minh họa.

Thứ hai, những mỏ lớn như mỏ Bạch Hổ, cụm mỏ Sư Tử, cụm mỏ Tê Giác đã qua giai đoạn đỉnh sản lượng và đang trong tình trạng suy giảm, do đó để tăng sản lượng thì phải cân nhắc rất kỹ các giải pháp về kinh tế, giải pháp kỹ thuật… Còn các mỏ nhỏ cận biên thì sản lượng không đáng kể. Mặt khác, trong giai đoạn giá dầu thấp, các công ty liên doanh không tha thiết gia tăng sản lượng, bởi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả.

Đó là những nguyên nhân khách quan, còn nguyên nhân chủ quan được ông Ngô Thường San phân tích thêm, ngành dầu khí đang trong giai đoạn tái cấu trúc cùng với nhiều khó khăn về tài chính do tác động của giá dầu giảm sâu kéo dài, nên việc bảo đảm dòng tiền đầu tư nhanh để sớm đưa mỏ mới vào khai thác cũng gặp khó khăn.

Nhưng ông Ngô Thường San cho rằng, với vai trò Tập đoàn kinh tế nhà nước, là đầu tàu của nền kinh tế thì PVN phải nỗ lực ở mức cao nhất. Thực tế này đòi hỏi PVN phải có nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể và rất quyết liệt thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đó, PVN phải tổ chức ngay một “Hội nghị Diên Hồng” và mời các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong khai thác và quản lý mỏ cùng góp ý, tìm giải pháp. Về chuyên môn, PVN phải đến từng đơn vị khai thác dầu, khí kiểm tra và đánh giá từng giếng một. Giếng đang khai thác có thể gia tăng trữ lượng được bao nhiêu? Giếng chưa khai thác liệu có thể đưa vào khai thác sớm? Giếng đã đóng van liệu có mở van khai thác trở lại?… Và với những giếng đang ở giai đoạn suy giảm sản lượng, ở chu kỳ cuối khai thác với độ ngập nước ngày càng tăng thì cần có những giải pháp kỹ thuật nào cho phù hợp? Rồi Nhà nước và các bộ, ngành phải tạo cơ chế đặc thù về nguồn vốn cho PVN ra sao, bên cạnh đó việc tăng cường nguồn lực và các trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến… Phải xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị chứ không riêng gì PVN.

Theo ước tính, với giá dầu 50USD/thùng, nếu bảo đảm các mục tiêu khai thác thêm thì trong vòng 5 tháng cuối năm 2017, PVN có thể góp thêm 0,5% GDP. Dầu khí tăng trưởng cũng kéo theo sự tăng trưởng của nhiều ngành nghề khác. Qua đó khẳng định vai trò trụ cột nền kinh tế đất nước của ngành dầu khí và tập đoàn kinh tế nhà nước là công cụ rất quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô.

Nguồn tin: Qdnd.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xăng dầu đồng loạt tăng giá từ 15 giờ chiều nay

Liên bộ Tài chính – Công thương vừa quyết định điều chỉnh giá xăng E5 RON92 tăng 429 đồng/lít, trong khi các loại dầu tăng thêm từ 148 – 448 đồng/lít.
Ảnh minh họa
Liên Bộ T

Venezuela là ‘mối nguy hiểm’ đối với thị trường dầu mỏ | Hoanghungpetro.com.vn

Venezuela, một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất Mỹ Latinh sẽ là chất xúc tác chính quyết định giá dầu. 
Venezuela là mối nguy hiểm đối với thị trường dầu mỏ
Helima Croft, người đứng đầu m..

Giá xăng hôm nay (11/1) tiếp tục tăng mạnh, có thể tới gần 700 đồng/lít!

Với việc giá xăng dầu thế giới trong kỳ điều hành đầu tiên của năm 2022 tăng 5-6%, giá xăng hôm nay (11/1) được dự báo có thể tăng tới 670 đồng/lít.
Từ năm 2022, theo Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014..

OPEC không thể bù đắp nguồn cung dầu của Nga

Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo cho biết các nước khai thác dầu mỏ không có khả năng thay thế lượng dầu xuất khẩu hơn 7 triệu thùng/ngày của Nga.
Phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban kỹ thuật hỗn hợp chung của OPEC và các nước đồng minh, còn được ..