Hơn 10 “ông lớn” xăng dầu ngoại muốn “kết duyên” với PV Oil

Hiện có 19 công ty nộp đơn xin mua cổ phần chiến lược tại PV Oil. 

Ảnh minh họa.

Theo thông tin trên trang web của PetroVietnam, đại diện của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cho biết, hiện có 19 công ty nộp đơn xin mua cổ phần chiến lược tại đơn vị này sau khi PV Oil tiến hành IPO vào đầu năm sau.

Đáng chú ý, trong đó 3/4 là các nhà đầu tư ngoại đến từ những tập đoàn lớn trong ngành kinh doanh xăng dầu trên thế giới. Tuy nhiên, PV Oil không điểm tên các nhà đầu tư này.

Tiêu chuẩn chọn nhà đầu tư chiến lược khắt khe

Theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ký ngày 8/12/2017 phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ – PV Oil (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN), việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo tiêu chí lựa chọn về năng lực tài chính.

Theo đó, nhà đầu tư phải chứng minh đủ nguồn tài chính để mua cổ phần, trong đó có nguồn vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất tối thiểu 2.000 tỉ đồng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế.

Ngoài ra, nhà đầu tư chiến lược phải cam kết về việc tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu PV Oil trong thời gian ít nhất là 10 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược, và không chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời gian tối thiểu 10 năm.

Đặc biệt, nhà đầu tư chiến lược phải có chiến lược phát triển và mở rộng thị phần PV Oil trong tương lai. Theo ông Cao Hoài Dương – Tổng giám đốc PV Oil thì đây là một trong những tiêu chí cực kỳ quan trọng để quyết định lựa chọn. Ngoài ra, nhà đầu tư chiến lược cam kết ưu tiên mua sản phẩm xăng dầu của BSR và Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Cơ sở nào để tự tin?

Trước thắc mắc của nhà đầu tư và các công ty quỹ với về điều kiện lựa chọn cổ đông chiến lược khắt khe, đại diện PV Oil cho rằng các điều kiện như trên là cần thiết để góp phần thúc đẩy PV Oil sau khi cổ phần hóa.

Theo đại diện của của PV Oil, đơn vị này có tiềm năng phát triển sau IPO. PV Oil là thành viên của PetroVietnam và là đơn vị duy nhất được ủy thác xuất khẩu dầu thô và cung cấp dầu thô nguyên liệu cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Hiện PV Oil chiếm 22% thị phần phân phối xăng dầu, đứng thứ 2 ở Việt Nam sau Petrolimex (PLX), và chiếm thị phần đứng thứ hai ở Lào với 20%.

PV Oil còn dư địa để tăng trưởng trong khi doanh nghiệp đứng đầu ngành xăng dầu ở Việt Nam đã đạt đến ngưỡng thị phần (47%) theo mức trần 50% theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Hiện PV Oil có 540 cửa hàng xăng dầu sở hữu trên cả nước và 3.000 đại lý/tổng đại lý cùng với 120 cửa hàng xăng dầu tại Lào. Dự kiến đến năm 2022, tỉ trọng phân phối thông qua cửa hàng bán lẻ của PV Oil sẽ tăng lên khoảng 35%.

Trong năm 2017, doanh thu hợp nhất của PV Oil ước đạt 55.500 tỉ đồng (163% kế hoạch), và lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 520 tỉ đồng (136% kế hoạch).

Theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg, hình thức cổ phần hóa Công ty Mẹ – Tổng Công ty Dầu Việt Nam là bán bớt một phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Vốn điều lệ của PV Oil là 10.342. tỷ đồng. Trong đó, cổ phần PVN nắm giữ là 363.014.555 cổ phần, chiếm 35,1% vốn điều lệ.

Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 1.864.300 cổ phần, chiếm 0,18% vốn điều lệ. Cổ phần bán đấu giá công khai là 206.845.900 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ. Giá khởi điểm là 13.400 đồng/cổ phần, được bán theo phương thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 462.504.745 cổ phần, chiếm 44,72% vốn điều lệ. Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần tại PV Oil với tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tối đa (room) là 49% vốn điều lệ.

Nguồn tin: bizlive.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Iraq hỗ trợ thỏa thuận giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC

 
Tổng thống Iraq, Fuad Masum cho biết nước này hỗ trợ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC.
Ông Masum đã gặp mặt Barkindo, tổng thư ký của OPEC tại Baghdad, nhấn mạnh sự cần thiết hỗ trợ thỏa thuận cắt gi..

Không có đàm phán chi tiết thoát khỏi thỏa thuận cho đến khi thị trường cân bằng

 
Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak cho biết có sự đồng thuận về cách thức rời khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng toàn cầu, nhưng các cuộc đàm phán chi tiết chỉ nên bắt đầu khi các ..

Ấn Độ khởi động lại việc khai thác tại mỏ dầu Khagorijan sau 15 năm tạm dừng | Hoanghungpetro.com.vn

Truyền thông Ấn Độ đưa tin, việc khai thác đã được khởi động lại tại mỏ Khagorijan ở bang Assam sau 15 năm tạm dừng, đồng thời cho biết thêm rằng hoạt động sản xuất đã bị đình chỉ vào năm 2007 do các vấn đề về môi trường và quy định.
Mỏ Khagorijan..

Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt nhiều hơn nữa tới tập đoàn năng lượng khổng lồ của Đức

Nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga tại Đức, tập đoàn năng lượng khổng lồ Uniper, đã chứng kiến ​​nguồn cung khí đốt từ Nga tiếp tục bị cắt giảm xuống chỉ còn một phần ba khối lượng được chỉ định và ký kết theo hợp đồng, một phát ngôn viên của côn..