Xuất khẩu dầu thô tăng, nhập khẩu xăng dầu cũng tăng mạnh

Mặc dù xuất khẩu dầu thô 11 tháng đầu năm nay tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD, nhưng Việt Nam vẫn phải chi ra tới 6,31 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu. Giá XK dầu thô tăng gần 23%, còn giá NK xăng dầu tăng gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Giá dầu thô xuất khẩu tăng mạnh

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục hải quan, trong tháng 11/2017 giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam tăng 7,7% so với tháng liền kề trước đó và cũng tăng mạnh 27% so với giá cùng tháng năm ngoái, đạt mức 473,62 USD/tấn. Mặc dù giá tăng nhưng lượng xuất khẩu trong tháng 11 giảm 18,8% so với tháng 10/2017 và trị giá cũng giảm 12,6%, đạt 379.170 tấn, tương đương gần 179,58 triệu USD.

Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2017, lượng dầu thô xuất khẩu giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2016, nhưng kim ngạch lại tăng mạnh 21,5%, đạt 6,27 triệu tấn, tương đương trên 2,6 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là do giá xuất khẩu dầu thô trung bình 11 tháng đầu năm nay tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 415,2 USD/tấn.

Giá dầu thô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc – thị trường tiêu thụ nhiều nhất dầu thô của Việt Nam 11 tháng đầu năm nay tăng mạnh 25,4% so với cùng kỳ, đạt mức 418,6 USD/tấn. Tuy nhiên lượng dầu thô xuất sang thị trường này sụt giảm mạnh 39% so với cùng kỳ và kim ngạch cũng giảm 22%, chỉ đạt gần 2,2 triệu tấn, trị giá 920,9 triệu USD (chiếm trên 35% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước).

Giá dầu thô xuất khẩu sang Thái Lan 11 tháng đầu năm nay cũng tăng 23% so với cùng kỳ, đạt mức 422,2 USD/tấn. Xuất khẩu dầu thô sang Thái Lan vừa tăng giá, vừa tăng lượng rất mạnh 154% so với cùng kỳ và kim ngạch cũng tăng 212%; đưa Thái Lan vượt qua Nhật Bản, lên vị trí thứ 2 về tiêu thụ dầu thô của Việt Nam, với 926.598 tấn, trị giá 391,23 triệu USD.

Nhật Bản – thị trường tiêu thụ dầu thô lớn thứ 3 của Việt Nam cũng đạt mức tăng khá mạnh 72,7% về lượng và tăng 109,4% về kim ngạch, đạt 778.542 tấn, tương đương 322,12 triệu USD; giá xuất sang Nhật Bản cũng tăng 21,3%, đạt 413,8 USD/tấn.

Bên cạnh đó, dầu thô xuất khẩu sang Singapore cũng tăng rất mạnh 385,6% về lượng và tăng 431% về kim ngạch; xuất sang Mỹ cũng tăng 46,8% về lượng và tăng 89,6% về kim ngạch.

Dầu thô xuất sang các nước Đông Nam Á nói chung chiếm 32% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước, đạt gần 2 triệu tấn, tương đương 817,29 triệu USD, tăng 104,5% về lượng và tăng 140% về kim ngạch so với 11 tháng đầu năm ngoái.

Trong 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dầu thô sang thị trường Hàn Quốc được giá cao nhất 430,4 USD/tấn, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất sang Australia cũng có giá tương đối cao 424,8 USD/tấn, tăng 28,4% và xuất sang Thái Lan 422,2 USD/tấn, tăng 22,9%. Còn lượng dầu thô xuất khẩu sang Singapore mặc dù tăng rất mạnh, nhưng giá thấp nhất thị trường, chỉ đạt 394,3 USD/tấn.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu dầu thô 11 tháng đầu năm 2017 vào Việt Nam cũng tăng rất mạnh 172% về lượng và tăng 193% về kim ngạch (đạt 1,2 triệu tấn, tương đương 466,55 triệu USD), nhưng kim ngạch nhập khẩu dầu thô cũng chỉ bằng 18% của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu tới 2,14 tỷ USD dầu thô trong 11 tháng qua.

Thị trường xuất khẩu dầu thô 11 tháng đầu năm 2017

Nhập khẩu xăng dầu tăng mạnh

Mặc dù trong 11 tháng đầu năm 2017 Việt Nam xuất khẩu được 2,6 tỷ USD dầu thô, nhưng phải chi ra tới 6,31 tỷ USD để nhập khẩu 11,69 triệu tấn xăng dầu, tăng 10,2% về lượng và tăng 40,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016. Giá xăng dầu nhập khẩu vào thị trường Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay cũng tăng mạnh 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 539,9 USD/tấn.

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ thị trường Singapore, chiếm 35% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 32% trong tổng kim ngạch, đạt 4,07 triệu tấn, trị giá trên 2,02 tỷ USD, tăng 9% về lượng và tăng 36% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xăng dầu nhập khẩu từ Singapore tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trung bình 496,6 USD/tấn.

Xăng dầu nhập từ Hàn Quốc chiếm 23% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 26,5% trong tổng kim ngạch, đạt 2,68 triệu tấn, trị giá 1,67 tỷ USD, tăng mạnh 75% về lượng và tăng 105% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc đứng ở mức cao nhất trong tất cả các thị trường nhập khẩu, đạt trung bình 622,3 USD/tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập từ thị trường Malaysia chiếm 19,8% về lượng và chiếm 17,3% trong tổng trị giá, đạt 2,31 triệu tấn, trị giá 1,09 triệu USD, giảm 18% về lượng và giảm 1,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu nhập khẩu từ Malaysia có mức giá tương đối thấp, đạt trung bình 470,9 USD/tấn, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài 3 thị trường chủ đạo trên, xăng dầu còn được nhập khẩu từ Thái Lan với giá trung bình 522,6 USD/tấn, nhập từ Trung Quốc giá 521,1 USD/tấn, từ Nga 582,8 USD/tấn, Đài Loan 490 USD/tấn và từ Nhật Bản giá thấp nhất 450 USD/tấn.

Nguồn tin: cafef.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Petrolimex giảm giá Dầu Diezen trên toàn bộ hệ thống từ ngày 01/6

Từ ngày 01/6/2017 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) triển khai chương trình “Ngày Vàng Petrolimex, giảm giá Điêzen đến 500 đồng/lít”. 
Bên cạnh đó, nếu kh

Giá xăng dầu hôm nay 11-2: GIá xăng dầu trong nước có thể điều chỉnh tăng giá

Dầu WTI vẫn duy trì đà tăng lên hơn 90 USD/thùng trong khi giá dầu Brent ngày 11-2 giảm nhẹ.
Giá xăng dầu thế giới
Theo oilprice, lúc 6 giờ 20 phút ngày 11-2 (giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng 3 được gia..

Libya đang mất thêm 22.000 thùng mỗi ngày do rò rỉ đường ống dẫn dầu | Hoanghungpetro.com.vn

Libya đang mất thêm 22.000 thùng mỗi ngày do sự cố rò rỉ đường ống tại mỏ dầu Sarir Tobruk được cho là do ngân sách bị trì hoãn khiến công ty điều hành không thể duy trì cơ sở hạ tầng dẫn dầu của mình, theo các bản tin truyền thông trong nước.
Kho..

Tổng trữ lượng dầu có thể khai thác trên toàn cầu đang giảm ở mức đáng báo động

Sau khi công bố Đánh giá Thống kê hàng năm của BP, mỗi năm Rystad Energy đưa ra phân tích riêng về bối cảnh năng lượng toàn cầu để cung cấp một sự so sánh và đánh giá độc lập, dựa trên dữ liệu. Tiếp tục xu hướng từ những năm trước, đánh giá năm 2022 ..