Đề xuất “khai tử” xăng A95: Cứ “chiều” doanh nghiệp, ai bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Đầu tháng 5 này, đại diện Saigon Petro đề xuất với Bộ Công Thương đưa xăng E5 RON 95 ra thị trường và chỉ bán 2 loại xăng sinh học là xăng E5 hiện tại và xăng E5 RON 95.

Tuy nhiên, đề xuất trên lại vấp phải sự phản ứng từ người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra là nếu cơ quan quản lý cứ “chiều” theo doanh nghiệp thì quyền lợi người tiêu dùng để ở đâu? Và lời kêu gọi “hãy là người tiêu dùng thông minh” liệu có còn chỗ để sử dụng?

Vẫn lăn tăn về chất lượng xăng E5

Anh N.H.Lê (Hà Nội) sử dụng ôtô đã nhiều năm cho biết, trước kia, khi còn xăng A92, anh đang sử dụng chiếc xe ôtô Huyndai và có một số lần đổ xăng A92. Khi đó, đồng hồ đo xăng ở xe luôn cho thấy khi sử dụng trong thành phố thì xe tiêu thụ gần 12 lít/100km. Đáng chú ý, xe có biểu hiện rung động cơ và máy hơi ì khi tăng tốc. Sau khi được gara khuyên sử dụng xăng A95, đồng hồ xe chỉ báo tối đa là 10 lít/100km trong thành phố và tình trạng rung động cơ, xe gằn máy khi đi tốc độ cao đã hết. 

Hãy để người tiêu dùng tự quyết định loại xăng nào nên được bán hay khai tử trên thị trường.

Chưa tin vào điều này, anh đã thử thêm một thời gian, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm cho bạn bè cùng sử dụng ôtô và mọi người đều đồng ý với tình trạng này. Một chủ gara sửa chữa ôtô có nhiều kinh nghiệm lý giải đơn giản rằng đó là do mức kích nổ của xăng A95 luôn được tối đa nên đương nhiên độ sinh công cũng nhiều hơn trong khi ở một số dòng xe hiện đại, xăng A92 không được đốt cháy tối đa đã sinh ra dư thừa, công suất kém và lãng phí.

Nhiều bạn đọc khác thì cho biết, họ không quan tâm và cũng không hiểu biết về kỹ thuật xăng và xe, họ cứ đổ thử và cảm thấy xăng A95 đúng là có “êm hơn”, tốt hơn các loại xăng khác. Chị Bùi Hồng Ánh (Ba Đình, Hà Nội) phân trần: “Là người sử dụng chiếc xe Liberty (Hãng Yamaha), tôi đã đổ thử nhiều loại xăng và chỉ còn mỗi thiện cảm với xăng A95. Tôi không biết nó có tốt thật hay không nhưng ít ra có cảm giác yên tâm và êm ái là đủ lắm rồi. Nếu giờ bị buộc phải chọn xăng với phẩm cấp kém hơn, tôi chưa nói là chất lượng thì tôi cũng thấy rất đáng buồn, bởi thực sự giá xăng không rẻ hơn quá nhiều để mà phải đổi ý”.

Theo một số đại lý xe hơi, một loạt các hãng xe BMW, Volkswagen, Audi, Mescedes… được sản xuất trước năm 2012 khuyên nên dùng xăng khoáng A95 thay vì dùng xăng E5. Đặc biệt, hiện trên thị trường có rất nhiều dòng ôtô hiệu suất cao được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng xăng A95. Chính vì vậy, không ít người dân đang tiếp tục lựa chọn xăng khoáng A95 để sử dụng, thay vì xăng sinh học E5, dù giá đắt hơn gần 2.000 đồng/lít.Trong khi đó, nếu chỉ có xăng sinh học (E5 A92 và E5 A95) mà trong quá trình sử dụng xe (bao gồm cả ôtô và xe máy, môtô), nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra với động cơ, người tiêu dùng sẽ mất quyền lợi bảo hành, bảo hiểm do sử dụng nhiên liệu không đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Vậy ai sẽ gánh chịu thiệt hại về kinh tế này?

Hãy để người tiêu dùng “thông minh”
Trong một nền kinh tế thị trường thì đương nhiên mọi mặt hàng cho đến giá cả đều do thị trường tự quyết định, điều chỉnh. Nhu cầu của tổng thể người tiêu dùng sẽ là quyết định đúng đắn nhất để điều tiết sự hiện diện của các mặt hàng cần có hay không nên bị “phế truất”.

Câu hỏi đặt ra là tại sao các doanh nghiệp không đưa tất cả các mặt hàng (ở đây là xăng dầu) ra thị trường để người tiêu dùng tự lựa chọn và quyết định. Khi đó, nếu xét thấy loại xăng nào có chất lượng cùng giá cả hợp lý sẽ tự nhiên tồn tại.

Nếu xăng E5 thực sự tốt và rẻ thì cứ để thị trường tự quyết định, sao phải bỏ xăng khoáng để ép buộc sử dụng xăng pha cồn?

Tại Hà Nội, trước khi “khai tử” xăng A92, có một thống kê rằng lượng tiêu thụ của xăng A95 chỉ khoảng 15%. Tuy nhiên, theo một thống kê của Bộ Công Thương, sau 2 tháng triển khai bán xăng E5 trên toàn quốc, lượng xăng A95 tiêu thụ chiếm 58%, còn E5 chỉ là 42%. Như vậy, nếu coi việc tiêu thụ xăng A95 ở Hà Nội tương đồng với cả nước thì thị phần của loại này đã tăng rất nhanh chóng, từ 15% lên 58%. Việc chiếm lượng tiêu thụ cao chứng tỏ xăng A95 được người tiêu dùng tin tưởng và là sản phẩm thay thế A92. Và nếu “khai tử” xăng A95 thì đồng nghĩa “khai tử” chính loại xăng mà đa phần người dân tin dùng.

Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý luôn lắng nghe để tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp. Tuy việc loại bỏ xăng A95, chỉ dùng xăng sinh học E5 A92 và E5 A95 mới chỉ là đề xuất của một nhà phân phối, nhưng cũng cần sớm phân tích rõ những nguy cơ thiệt hại khó lường cho người tiêu dùng. Mọi đề xuất cần được xem xét trên nhiều khía cạnh và phải đặt quyền lợi người tiêu dùng lên trên hết. Đặc biệt là xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, không thể dùng tư duy ép buộc, độc quyền trong kinh doanh.

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Muốn “giữ giá”, OPEC vẫn e dè khi tăng sản lượng khai thác dầu mỏ

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga nhất trí chỉ tăng nhẹ sản lượng khai thác dầu mỏ. 
Các nước OPEC đã đưa ra quyết định nâng sản lượng dầu (Ảnh: Công nhân dầu kh

Nổ đường ống dẫn dầu tại Lybia

Sự phục hồi của ngành công nghiệp dầu mỏ của Libya đã bị ảnh hưởng sau một vụ nổ đường ống dẫn dầu thô đến cảng xuất khẩu lớn nhất của thành viên OPEC này.
Sản lượng sẽ giảm 70.000 đến 100.000 th

Giá xăng dầu tiếp tục tăng, cao nhất 26.834 đồng/lít

Giá xăng E5RON92 tăng 545 đồng/lít; giá xăng RON95 tăng 547 đồng/lít, giá dầu diezel tăng 509 đồng/lít/kg; giá dầu hỏa tăng 469 đồng/lít; giá dầu mazut tăng 536 đồng/lít/kg.
Thực hiện Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, liên Bộ Công Thương – Tài ..

Sử dụng linh hoạt Quỹ bình ổn để hạn chế biến động mạnh giá xăng dầu’

Trong công tác điều hành giá xăng dầu thời gian vừa qua, liên bộ đã chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (với mức chi từ 100-1.500 đồng/lít tùy loại) nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước.
Đại diện Bộ Công Thương cho hay về điều hành ..