Quý I: Xuất nhập khẩu xăng- dầu- khí Việt Nam nhiều biến động

Chuyên trang cơ sở dữ liệu về các ngành kinh tế và kinh doanh Vibiz.vn phối hợp cùng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đã đưa ra Báo cáo thương mại ngành Xăng- Dầu- Khí quý I/2018. 

Xuất khẩu giảm về lượng nhưng tăng về trị giá

Theo Vibiz.vn, trong quý I, Việt Nam xuất khẩu 510.387 tấn xăng dầu, trị giá 304.980 nghìn USD sang 38 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù lượng xăng dầu xuất khẩu trong quý này giảm 10,1% về lượng, nhưng lại tăng 6,6% về trị giá so với quý I/2017. Điều này đã được dự báo từ trước do một số mỏ dầu khí lớn của Việt Nam được khai thác trong 1 thời gian dài như: mỏ Bạch Hổ, mỏ Tiền Hải C, mỏ Sư Tử Đen,…đang bước vào giai đoạn suy kiệt khiến lượng xuất khẩu xăng dầu quý I/2018 giảm so với quý I/2017. Bên cạnh đó, khi sản lượng khai thác dầu của các nước OPEC và các nước có trữ lượng dầu lớn như: Nga, Venezuela, Mỹ,…bị cắt giảm đã khiến giá dầu thế giới tăng.

Kim ngạch nhập khẩu đạt trên 2 tỷ USD

Tính chung trong cả quý I, xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam tăng 14,6% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái – đạt 3.565 tấn với kim ngạch nhập khẩu đạt 2,237 tỷ USD. Một trong những lý do khiến kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng đến 37,5% trong khi lượng nhập chỉ tăng 14,6% là do giá xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục. Tháng 3/2018, giá nhập trung bình đạt 639,1 USD/tấn, tăng 25,2% so với tháng 3/2017. Trung bình trong cả quý I, giá nhập khẩu đạt 646,5 USD/tấn, cao hơn 108 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước (quý I năm ngoái chỉ 538,4 USD/tấn).

Singapore – quốc gia cung cấp nhiều xăng dầu nhất cho Việt Nam

Hiện nay, mỗi năm thị trường Việt Nam đang thiếu hụt trung bình khoảng 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO. Nguồn xăng dầu thiếu hụt này sẽ được nhập khẩu về Việt Nam từ các nước châu Á như: Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore, Malaysia,… Đáng chú ý, so với quý I/2017, lượng xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 25,3% trong khi lượng nhập khẩu từ Singapore giảm đến 37% cho thấy, Việt Nam không còn phụ thuộc chủ yếu vào bạn hàng truyền thống là Singapore như nhiều năm trước. Nguyên nhân của điều này là do ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) khi mức thuế nhập khẩu xăng và dầu diesel từ quốc gia này lần lượt chỉ còn 10% và 0%. Trong khi thuế nhập khẩu xăng và dầu diesel từ các nước ASEAN (trong đó Singapore là thành viên) lần lượt là 20% và 0%. Qua đó cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang có hướng đi đúng đắn trong việc lựa chọn đối tác và đang tận dụng tốt các ưu đãi để khuyến khích các nước khác tăng cường xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam.

Nguồn tin: baocongthuong.com.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng giảm nhỏ giọt, dầu giảm mạnh sau 6 phiên tăng liên tiếp

Nhờ giá thế giới giảm trong chu kỳ điều hành 10 ngày qua nên giá xăng dầu trong nước đã tạm thời “hạ nhiệt” trong phiên điều hành từ 15h ngày 21-3.
 Liên bộ Công thương – Tài chính vừa phát thông tin về việc điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó g..

Các chỉ tiêu kinh doanh của PVN giảm mạnh trong quý 2

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đặt mục tiêu trong quý 2 sẽ khai thác 6,05 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó dầu thô là 3,55 triệu tấn và khai thác khí là 2,5 tỷ m

Dầu mỏ thế giới rớt giá mạnh trong tuần qua | Hoanghungpetro.com.vn

    Giá dầu thế giới đi xuống trong hầu hết các phiên giao dịch của tuần qua do áp lực về tình trạng dôi dư nguồn cung tiếp tục đè nặng lên thị trường toàn cầu. 
Già..

Công suất dự trữ thắt chặt là một mối lo ngại khi nhu cầu dầu tăng

Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia, Khalid al-Falih, cho biết hôm thứ Hai rằng năng lực dự trữ thắt chặt trong lĩnh vực dầu mỏ là một mối lo ngại vào thời điểm thị trường chứng kiến ​​nhu cầu tiêu thụ lành mạnh.
“..