Sự phục hồi trong năm 2018 của giá dầu đang diễn ra với tốc độ chóng mặt.
WTI đã vượt ngưỡng 66 USD/thùng, trong khi dầu Brent phá vỡ mức 71 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2014.
Nghĩa là, WTI đã tăng 12,2 phần trăm; Brent tăng 8,1 phần trăm trong tháng 1.
Tiến trình cân bằng của thị trường có vẻ như đang đến nhanh hơn dự đoán.
1 – Sản xuất của Mỹ
Ảnh hưởng của sản xuất Mỹ luôn luôn là một yếu tố quan trọng đến giá dầu.
Khối lượng của Mỹ chưa bao giờ là một phần của thỏa thuận OPEC.
Với xuất khẩu của Mỹ gia tăng tới thị trường toàn cầu, số lượng dầu được sản xuất ở Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp nhiều hơn đến giá cả.
Trong nhiều năm, giá dầu thô đã được xác định trên toàn cầu, đặc biệt ở các khu vực đang phát triển, chứ không phải ở Bắc Mỹ hay Tây Âu.
Cho đến khi Quốc hội cho phép xuất khẩu sau bốn thập niên cấm đoán, Mỹ đã ảnh hưởng đến giá dầu chủ yếu ở mức hàng nhập khẩu hàng ngày mà nó yêu cầu.
Giờ đây, các nhà sản xuất Mỹ có thể xuất khẩu sang thị trường bên ngoài có giá cao hơn so với mức trung bình, làm cải thiện biên lợi nhuận và giảm bớt phần nào áp lực giá trong nước do nguồn cung được sản xuất vẫn còn lại trên thị trường nội địa và làm giảm giá WTI.
Do đó, trong môi trường hiện tại, các thương nhân đã kết luận rằng mức độ sản xuất của Mỹ không có tác động tương tự như nó từng có cách đây sáu tháng trước.
Ở trong nước, các công ty có thể cân bằng sản xuất bởi vì doanh thu bán hàng cao hơn.
Ở nước ngoài, vấn đề ở một số nước sản xuất chính kết hợp với cắt giảm của OPEC tạo ra sự linh hoạt hơn để hấp thu lượng dầu xuất khẩu của Mỹ.
Nhưng đó không phải là điều duy nhất làm cải thiện giá sàn.
2 – Đồng USD
Yếu tố tiếp theo chúng ta phải tính đến là giá trị trao đổi của đồng đô la Mỹ, ít nhất là hiện tại, đang hậu thuẫn cho giá dầu thô.
Phần lớn lượng dầu bán ra hàng ngày trên toàn thế giới được định giá bằng đôla.
Khi giá trị đồng đôla tăng so với các đồng tiền chính khác như đồng euro, đồng bảng Anh và đồng NDT thì nó đắt đỏ hơn nếu quay đổi ra đồng nội tệ trong nước và giá dầu sụt giảm.
Tuy nhiên, điều ngược lại có xu hướng xảy ra khi đồng USD suy yếu.
Và đó là trường hợp hiện nay.
Sự suy yếu của đồng bạc xanh đang hỗ trợ cho việc tăng giá dầu.
Mối liên hệ này có vẻ như ít trực tiếp hơn so với trường hợp gần đây. Nhưng nó vẫn là một yếu tố.
3 – Hợp đồng bán khống
Yếu tố cuối cùng là hợp đồng bán khống.
Bán khống diễn ra khi một thương nhân tin rằng giá sẽ giảm.
Tất nhiên, bán khống khi giá đang tăng là một công thức chắc chắn làm mất rất nhiều tiền.
Đó là vì hợp đồng bán khống phải được trả khi đến hạn. Điều đó có nghĩa là người bán khống phải quay trở lại thị trường và mua các hợp đồng để bù cho lượng đã bán khống.
Cả tỷ giá đồng đô la và khối lượng của vị thế bán khống có thể thay đổi.
Hiện tại, cả hai đều đang góp phần làm tăng giá dầu – và sẽ tiếp tục đẩy giá thậm chí lên cao hơn.
Thực tế là, đà tăng của dầu trong vài tuần vừa qua thật đáng kinh ngạc đến nỗi nhiều tổ chức phải điều chỉnh lại dự báo giá dầu cho năm nay.
Tất cả đều chứng tỏ một điều quan trọng – sự cân bằng của thị trường dầu thô là đây.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời