Một câu hỏi lớn đặt ra trước cuộc họp của các nhà sản xuất dầu tại Vienna vào tuần này là liệu nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc có tăng lên không khi giá dầu tăng cao hơn, các chuyên gia cho hay.
Max Hess, một nhà phân tích địa chính trị tại AKE International, cho biết nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng lên trong năm 2017 với các nhà chức trách ngày càng tăng cường dự trữ dầu thô chiến lược như là một biện pháp chống lại cú sốc năng lượng trong tương lai.
Được trích dẫn trong Financial Times, Kristine Petrosyan thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết từ năm 2015, hầu hết dầu thô dư thừa đã tìm thấy điểm đến ở Trung Quốc, hoặc là trong các kho dự trữ chiến lược của Trung Quốc hoặc các kho chứa thương mại.
James Henderson, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Năng lượng Oxford của Anh cho biết: “Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu, nhưng nhu cầu của Trung Quốc là một vấn đề quan trọng.”
Henderson nói: “Nhu cầu của Trung Quốc đã tăng nhanh, và là một phần quan trọng trong việc tái cân bằng thị trường dầu. Nhưng liệu Trung Quốc có tiếp tục mua nhiều dầu nếu giá dầu lên tới 65 USD/thùng? Đó chắc chắn sẽ là một trong những yếu tố quan trọng được đưa ra thảo luận tại Vienna,” ông nói.
Không có nghi ngờ gì về tầm quan trọng của Trung Quốc trong bức tranh năng lượng toàn cầu – đây là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất. Một báo cáo của IEA cho biết: “Mục tiêu của Trung Quốc là tự cung tự cấp 80% … nhưng 20% còn lại liên quan đến nguồn cung dầu quan trọng, với sự phụ thuộc vào nhập khẩu đã tăng gấp đôi trong năm năm qua.”
Trung Quốc dự báo sẽ vượt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất vào năm 2030, với mức nhập khẩu ròng đạt 13 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2040 (IEA).
Để củng cố xu hướng này, Rosneft đã ký một thỏa thuận trong tuần trước với đối tác CEFC China Energy, một công ty tư nhân, cung cấp 61 triệu tấn dầu trong năm năm.
Theo Hess, CEFC, một nhà hãng buôn năng lượng, có thể bán một số lượng dầu thô này cho người mua nước ngoài, nhưng phần lớn trong số đó dự kiến sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Ông nói thêm: “Với sự đầu tư liên tục của CEFC vào nhiều khu vực nằm khắp tuyến” Belt and Road”, bao gồm cả ở Nga gần đây nhất là thông qua việc đầu tư trị giá 500 triệu đô la vào công ty thủy điện và nhôm En , do Oleg Deripaska kiểm soát, có vẻ như thỏa thuận này sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa hai nước. ”
Nga thường là nhà bán lớn nhất trên cơ sở hàng tháng về dầu lửa vào Trung Quốc. Và nhu cầu của Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tái cân bằng thị trường, do đó, cuộc họp ở Vienna sẽ phải xem xét bài toán này một cách cẩn thận,” ông nói.
Tuy nhiên, vấn đề có liên quan đến thị trường là liệu cuộc họp ở Vienna có đồng ý với việc mở rộng các biện pháp cắt giảm cung trong năm ngoái giữa OPEC và các nước ngoài OPEC như Nga hay không.
Henderson cho biết, những cắt giảm này, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc và thế giới, cũng là một nhân tố chủ chốt trong việc cắt giảm hàng tồn kho thế giới – điều này đã góp phần đưa thị trường tiến tới một sự cân bằng.
Vào đầu tháng 10, trong chuyến viếng thăm đầu tiên của một quốc vương Saudi sang Nga, vua Salman đã gặp gỡ với Tổng thống Vladimir Putin, vào thời điểm đó đã phát biểu rằng hiệp ước hạn chế sản xuất có thể kéo dài sau tháng 3 năm 2018.
Tuy nhiên, điều cuối cùng mà OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC cần chính là giá cả tăng lên sau thỏa thuận mở rộng cắt giảm trong khi GDP toàn cầu tăng.
Điều đó làm giảm đáng kể nhu cầu tiêu thụ, và/hoặc mang lại thêm nhiều tấn dầu đá phiến của Mỹ khi các nhà sản xuất Mỹ tăng vọt khai thác lợi dụng giá cao hơn – dẫn tới một đợt thừa cung khác.
Henderson ước tính giá dầu khoảng 60 USD/thùng – so với 62 USD ngày hôm nay – là đúng, nhưng 50 USD sẽ ảnh hưởng đến ngân sách của Saudi và Nga. Mặt khác, 70 hoặc 80 có thể là điểm đến hạn ở đầu kia.
Nhưng Nga muốn mở rộng thỏa thuận cắt giảm tới mức nào? Các nhà điều hành dầu mỏ của Nga được cho là đangc vận động hành lang Kremlin để ngăn chặn việc gia hạn để cho phép các công ty năng lượng Nga khai thác trong môi trường định giá ôn hòa hơn – tăng lên 40 USD kể từ năm 2014.
Henderson nghĩ rằng Nga sẽ thống nhất với OPEC tại Vienna, bởi vì chuyến viếng thăm của vua Salman tại Moscow vào tháng trước cũng như sự cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Henderson cho biết: “Động lực khuyến khích là cả hai nước đều có thể đạt được một thị trường nơi mà cung và cầu đagn cân bằng.”
Vienna, ông nói thêm, cũng là về chính sách đối ngoại rộng lớn của Nga ở Trung Đông, chứ không chỉ về dầu lửa.
“Hiện tại, Nga đang có mặt ở khắp Trung Đông – Assad (tổng thống Syria) đã ở Moscow, cũng như vua Saudi, trong khi Rosneft ở Kurdistan.”
Henderson nói rằng Nga sẽ không muốn mong muốn làm tổn hại chiến lược của mình vì lợi ích địa chính trị ở Trung Đông là một nhân tố quan trọng.
“Nga biết mối quan hệ với Saudi là quan trọng, cũng như với các nước khác trong OPEC.”
Nguồn: Xangdau.net/Arab News
Trả lời