Bán dầu thô cho Trung Quốc giá rẻ, ‘mất trắng’ hơn 300 tỉ đồng

Xuất khẩu 1,7 triệu tấn dầu thô sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm với mức giá rẻ đã khiến Việt Nam mất hơn 340 tỉ đồng. 

Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam – Ảnh minh họa

Thông tin mới đây từ Tổng cục Hải quan cho biết trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu dầu thô với mức giá trung bình là 408 USD/tấn (tương đương 9,3 triệu đồng), trong khi đó lại xuất sang Trung Quốc với mức giá rẻ hơn, 400 USD/tấn (tương đương 9,1 triệu đồng).

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8, Việt Nam đã xuất khẩu 4,9 triệu tấn dầu thô. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc 1,7 triệu tấn với giá trị 680 triệu USD, chiếm gần 35% sản lượng.

Theo Tổng cục Hải quan, giá dầu thô Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đang rẻ hơn mức giá trung bình 200.000 đồng/tấn. Vì vậy, với 1,7 triệu tấn dầu thô xuất khẩu sang Trung Quốc khiến Việt Nam mất hơn 340 tỉ đồng.

Trong khi đó, giá dầu thô Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, Thái Lan… đều cao hơn khoảng từ 300.000 – 400.000 so với Trung Quốc. Được biết, Trung Quốc mua được dầu thô giá rẻ từ các nước là do chính sách trả tiền mặt hoặc trao đổi viện trợ kỹ thuật trong chiến lược con đường tơ lụa của quốc gia này.

Tăng nhập khẩu dầu thô, tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ và sự xuất hiện của nhà máy tinh chế dầu mỏ tư nhân được xem là chiến lược quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Trung Quốc thời gian qua.

Từ năm 2014, khi giá dầu thô giảm xuống khoảng 40 USD/thùng, thì Trung Quốc luôn tranh thủ nhập khẩu dầu thô của Việt Nam, còn trước đó, khi giá dầu cao nước này nhập rất ít. Cụ thể, quý 1/2016, Trung Quốc nhập 1,1 triệu tấn dầu thô của Việt Nam, quý 1/2015, nước này chỉ nhập hơn 330.800 tấn.

Tuy nhiên, quý 1/2014, khi giá dầu thô thế giới chưa giảm mạnh, Trung Quốc chỉ nhập hơn 223.000 tấn; quý 1/2013, nước này cũng chỉ nhập 81.000 tấn dầu thô của Việt Nam. Mức nhập thấp hơn nhiều so với các đối tác nhập dầu thô lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Úc, Thái Lan hay Singapore…

Từ năm 2016, Trung Quốc luôn được xem là một trong những nước nhập khẩu dầu thô lớn của Việt Nam. Chiến lược này là để lắp đầy các kho tích trữ mới, giúp Trung Quốc có lợi về cả chiến lược và thương mại. Theo một ước tính, Trung Quốc từng nhập khẩu nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ của mình khoảng từ 600.000 – 1,2 triệu thùng mỗi ngày để dành cho các kho dự trữ chiến lược.

Trong khi đó về phía Việt Nam, một trong những giải pháp được đưa ra thời gian tới để bảo mục tiêu tăng trưởng 6,7% của năm nay là tăng thêm lượng khai thác dầu thô trong nước.

Trong đó, Chính phủ giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) điều chỉnh kế hoạch khai thác dầu thô năm 2017, triển khai các giải pháp kỹ thuật phấn đấu mục tiêu sản lượng khai thác dầu thô trong nước đạt trên 13,28 triệu tấn trên cơ sở hiệu quả kinh tế. Với những lý do trên, nhiều dự báo cho rằng sản lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh từ nay đến cuối năm.

Nguồn tin: Motthegioi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Barclays: WTI sẽ đạt mức trung bình 65 USD trong năm tới

Hôm thứ Ba, Barclays đã nâng dự báo của mình cho giá dầu thô Brent và WTI trong năm 2018 và 2019, và dự đoán chuẩn dầu của Mỹ sẽ đạt trung bình 65 đô la một th

Nga có thể điều chỉnh mức tăng sản xuất dầu theo hiệp ước OPEC

Nga có kế hoạch tăng sản lượng dầu khoảng 200.000 thùng/ngày như là một phần trong quyết định của OPEC để làm giảm bớt hạn chế sản lượng dầu, nhưng mức này có thể được điều chỉnh sau khi phân phố..

Đánh thuế xăng dầu: Không nên thay thế thuế nhập khẩu bằng thuế bảo vệ môi trường

   Góp ý với Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường, các chuyên gia Phòng Thương mại và ..

Giá xăng tăng cao nhất kể từ đầu năm

Ngày 4/8 Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã quyết định điều chỉnh giá xăng dầu. Trước áp lực giá xăng dầu thế giới tăng, liên Bộ cũng đã phải xả quỹ bình ổn giá.