Buôn lậu 2.000 tỷ xăng dầu: Tiết lộ khó tin trong ngày phá án

    Viện KSNDTC đã truy tố các bị can trong vụ buôn lậu hơn 135 triệu lít xăng dầu trị giá hơn 2.000 tỷ đồng nhập lậu vào Việt Nam nhờ có sự tiếp tay của cán bộ hải quan. Đáng nói, chuyên án này do chính Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) chủ động phát hiện và phối hợp với công an bắt giữ.

Bí ẩn từ manh mối Tổng cục Hải quan phát hiện

Theo tài liệu được Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cung cấp, Công ty CP Dương Đông Hòa Phú được Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu xăng dầu vào ngày 28/10/2013.

Tại thôn Phú Thủy, xã Hòa Phú (Tuy Phong, Bình Thuận), công ty này đã xây dựng 1 kho chứa xăng dầu có tổng dung tích khoảng 32 triệu lít. Tại đây, công ty này đã xây dựng cầu cảng và hệ thống đường ống dẫn dầu để tiếp nhận hàng trực tiếp từ tàu lên bồn chứa, trong đó cầu cảng từ bờ ra khoảng 300 mét có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 6.000 tấn trở xuống.

Lợi dụng tư cách pháp nhân của Công ty Dương Đông Hòa Phú, từ 7/2015-11/2015, đối tượng Luyện Xuân Tràng và các đối tượng khác đã tổ chức buôn lậu xăng dầu bằng thủ đoạn thuê tàu nước ngoài có trọng tải trên 10.000 tấn chở xăng, dầu mua từ Singapore chạy thẳng về cảng Hòa Phú để bơm lên các bồn chứa. Nhưng khi làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Bình Thuận, doanh nghiệp này chỉ khai báo trên tờ khai hải quan khoảng từ 2.000-3.000 tấn, số lượng còn lại (khoảng 8.000-10.000 tấn) không khai báo. Đây là lượng hàng nhập lậu giá trị lớn lên tới nhiều tỷ đồng.

Con tàu bị phát hiện bơm lậu xăng dầu

Điều đáng nói, các tàu nhận hàng từ các cảng nước ngoài có trọng tải lớn, tuy nhiên khi nhập khẩu Công ty Dương Đông Hòa Phú chỉ khai báo trên tờ khai hải quan và nhập khẩu xăng dầu số lượng rất nhỏ so với trọng tải tàu. Đây chính là manh mối ban đầu để Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đặt công ty Dương Đông Hòa Phú trong tầm ngắm.

Cụ thể, theo số liệu khai thác tại cơ sở dữ liệu ngành Hải quan, trong khoảng 6 tháng cuối 2015, công ty Dương Đông Hòa Phú đã mở 31 tờ khai nhập khẩu 110 nghìn tấn xăng dầu các loại. Trong khi đó, tổng trọng tải các tàu chở hàng lên tới 335 nghìn tấn.

Điều đó cho thấy, chênh lệch trọng tải tàu/số lượng xăng dầu khai báo hải quan lên tới 224 nghìn tấn.

Ông Lê Nam Phong, Đội phó Đội chống buôn lậu khu vực miền Trung, Cục Điều tra chống buôn lậu, cho hay: “Khi so sánh số liệu này, chúng tôi nhận thấy tải trọng khai báo của các tàu chở xăng dầu đều cao hơn số lượng khai báo tại các tờ khai nhập khẩu. Do vậy số lượng hàng chênh lệch có thể nghi vấn doanh nghiệp đã khai báo giảm số lượng thực tế để nhập khẩu xăng dầu”.

Căn cứ kết quả xác minh và các nguồn tin thu thập được, Cục Điều tra chống buôn lậu xác định đây là hoạt động buôn lậu diễn ra có tính chất nghiêm trọng. Vì thế, ngày 4/1/2016, Cục Điều tra chống buôn lậu đã ký quyết định xác lập chuyên án XD116 và xây dựng kế hoạch phá án.

Sửng sốt khi phát hiện cán bộ hải quan “tiếp tay”

Kể về quá trình phá án, ông Lê Nam Phong cho hay: “10 giờ ngày 28/1/2016, lực lượng phá án gồm hải quan, công an bắt đầu di chuyển từ TP.HCM đến TP. Phan Thiết, cách kho của công ty Dương Đông Hòa Phú khoảng 63km và chốt tại đây để đảm bảo bí mật. 13 giờ 36 phút cùng ngày, tàu BTS Christina bắt đầu tiến hành nối ống bơm xăng từ tàu vào các bồn chứa của công ty. Đến 22 giờ cùng ngày, lực lượng phá án di chuyển từ Phan Thiết đến cách khu neo đậu của tàu khoảng 5km, sau khi điểm danh quân số, phân công nhiệm vụ, Tổ phá án trên biển lên tàu và di chuyển ra biển để tiếp cận bắt giữ tàu BTS Christina”.

Đến 0h ngày 29/1/2016, lực lượng phá án gồm các công chức Cục Điều tra chống buôn lậu, C46 Bộ Công an lên con tàu này, khống chế toàn bộ thuyền viên và bắt quả tang tàu đang bơm xăng trái phép vào kho của Công ty Dương Đông Hòa Phú.

Tiến hành khám xét toàn bộ các hầm hàng, phát hiện tổng khối lượng đã bơm lên kho là hơn 3.200 tấn, khối lượng còn lại trên tàu là hơn 6.100 tấn.

Sau khi nhận được thông tin từ mũi trên biển, mũi thứ hai khống chế toàn bộ nhân viên kho hàng và tiến hành khám xét kho, phát hiện khối lượng xăng đã bơm vào các bồn chứa là hơn 3.200 tấn xăng RON 92.

Kết quả 2 mũi thuộc Ban chuyên án XD116 đã bắt giữ tổng lượng xăng A92 là hơn 9.100 tấn. Tính theo giá trị thời điểm bắt giữ 1 lít xăng A92 giá 15.442 đồng/lít thì tổng giá trị lô hàng là hơn 200 tỷ đồng.

Nếu tính từ tháng 10/2015 đến ngày 18/1/2016, công ty này đã buôn lậu trót lọt 11 chuyến với khoảng 100.000 tấn, tổng trị giá hơn 2.000 tỷ đồng.

Nhớ lại việc có cán bộ hải quan kiểm hóa “tiếp tay” buôn lậu, ông Lê Nam Phong chia sẻ: “Khi tổ phá án tiếp cận kho xăng dầu ở đất liền, chúng tôi mới thấy cán bộ hải quan ở đó. Khi vào bắt giữ ở kho, mọi người ra sân xếp hàng, một anh giơ tay nói tôi là cán bộ hải quan thì mới phát hiện là có cán bộ hải quan ở đấy. Đó là cán bộ hải quan phụ trách kiểm hóa. Lúc ấy cán bộ hải quan đó cũng bị câu lưu tại chỗ, không cho ra ngoài”.

“Trên tàu chở hơn 9.000 tấn xăng dầu, họ chia làm 2 bill, 1 bill là hơn 1.800 tấn, người nhận là công ty Dương Đông Hòa Phú. Còn bill thứ hai là cho một công ty khác, nhận hàng ở Malaysia. Đáng ra, cán bộ kiểm hóa hải quan nhìn vào bill thì có thể có cảm giác gờn gợn rồi, chỉ cho bơm hơn 1.800 tấn thôi. Không hiểu sao anh này làm kiểu gì mà công ty bơm hơn 2.000 tấn anh ấy vẫn cho bơm”, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu nói.

“Hồi chúng tôi bắt vụ buôn lậu xăng dầu Hoàng Sơn – Thanh Hóa cũng thế, lần đầu tiên trong đời hải quan khi phá án thấy ngay đồng nghiệp trong đó. Cảm xúc không biết diễn tả thế nào, đành yêu cầu anh ta qua viết tờ trình. Chưa bao giờ đi bắt lại oái ăm thế, cảm xúc rất khó tả”, ông Lê Nam Phong chua chát.

Nguồn tin: Petronews

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Biểu đồ: Doanh thu OPEC giảm mạnh xuống mức thấp 12 năm

Trước cuộc họp của OPEC vào ngày 25 tháng 5, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã ghi nhận lỗ hổng mà sự suy giảm giá dầu đã gây ra trong túi của các quốc gia thành..

Tại sao phải tăng mạnh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu?

Theo Bộ Tài chính, việc đề xuất điều chỉnh nâng khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng từ 1.000 – 4.000 đồng/lít (theo hiện hành) lên 3.000 – 8.000 đồng/lít, là nhằm tránh ch

Nhập khẩu dầu từ Nga vào Ấn Độ tăng gấp 50 lần

Thời báo Kinh tế hôm thứ Năm dẫn lời một quan chức cấp cao của chính phủ cho biết lượng dầu thô nhập từ Nga vào Ấn Độ đã tăng gấp 50 lần kể từ tháng 4 cho đến nay, chiếm 1/10 lượng dầu nhập khẩu của tiểu lục địa này.
Bài báo lưu ý rằng khoảng 40% ..

Mỹ sẽ lại phá hủy thị trường dầu?

Dầu thô đang nóng hơn so với Dow, Nasdaq và thậm chí Bitcoin trong năm nay.
Nó đã tăng 7% cho đến thời điểm này trong năm 2018 và đạt mức cao nhất trong ba năm qua là 64,81 USD/th