Ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine vào cuối tháng Hai, hàng chục quốc gia Eurozone đã cam kết cắt giảm mạnh nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga hoặc ngừng hoàn toàn ngay khi có đủ khả năng. Những quốc gia này đã thực hiện một số biện pháp để bổ sung kho dự trữ khí đốt tự nhiên trước mùa đông, trong đó có việc đạt được một thỏa thuận về mặt chính trị để cắt giảm 15% việc sử dụng khí đốt cho đến mùa đông tới. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Đức – quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng năng lượng Nga – hiện đang ‘điên cuồng’ đảm bảo có được các nguồn khí đốt thay thế trước khi mùa đông bắt đầu. Nhưng đây là điều trớ trêu lớn nhất trong số đó: Đức và châu Âu có nhiều khả năng có được nguồn cung cấp khí đốt trong tương lai từ Mozambique, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với cơ sở hạ tầng yếu kém, đầy rẫy khủng bố và nằm cách Đức 8.140 km, so với Canada, một trong những nhà sản xuất khí đốt lớn nhất, với hơn một chục địa điểm LNG tiềm năng và cách đó ‘chỉ’ 6.400 km.
Thật vậy, đây có thể là một trong những cơ hội bị bỏ lỡ lớn nhất trong lịch sử Canada khi xét đến mức giá hiện tại, chỉ cần một cảng Canada xuất khẩu LNG cũng có thể giúp tăng thêm 9 con số vào GDP của Canada mỗi ngày.
Mối quan hệ yêu-ghét
Canada là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ năm trên hành tinh và đứng thứ 15 trên thế giới xét về trữ lượng khí đốt tự nhiên đã được xác minh. Vấn đề lớn nhất của nước này chỉ đơn giản là thiếu cơ sở hạ tầng – và thiện chí chính trị.
Thật là sốc khi biết rằng Canada không sở hữu một bến cảng xuất khẩu LNG nào, với hầu như tất cả lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của quốc gia này được chuyển đến Hoa Kỳ thông qua đường ống. Tuy nhiên, điều đó không phải là do thiếu cố gắng. Trong những năm gần đây, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Canada cho biết đã nhận được đề xuất cho 18 dự án xuất khẩu LNG, trong đó có 5 dự án ở Bờ Đông. Hiện tại, chỉ có một trạm đang được xây dựng, còn một trạm thứ hai chưa sẵn sàng để động thổ.
Ngược lại, Mozambique đang chuẩn bị thu được 100 tỷ đô la từ xuất khẩu LNG, với việc quốc gia này sẵn sàng vận chuyển lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên ra nước ngoài vào thời điểm giá tăng cao kỷ lục khi châu Âu đang rất muốn tìm cách cắt giảm quan hệ năng lượng với Nga.
Theo dữ liệu theo dõi tàu do Bloomberg tổng hợp, tàu chở LNG do BP điều hành, British Mentor, dự kiến sẽ đến trong tuần này tại một tàu chứa nổi mới mà tập đoàn năng lượng khổng lồ Eni S.p.A. của Ý đang hoàn thiện ngoài khơi bờ biển phía bắc của Mozambique. Eni cho biết việc bàn giao các hoạt động tại tàu Coral-Sul FLNG đang tiến triển tốt, với lô hàng xuất khẩu đầu tiên sẽ được thông báo đúng hạn. Tập đoàn năng lượng này của Ý đã lên kế hoạch cho một tàu xuất khẩu nổi thứ hai ở quốc gia phía nam châu Phi có thể được hoàn thành trong vòng chưa đầy bốn năm.
Tất cả những tiến bộ đó bất chấp thực tế là Mozambique đã phải hứng chịu khủng bố, xung đột dân sự và tham nhũng có hệ thống tràn lan trong nhiều thập kỷ, đến mức không thể khai thác nguồn dự trữ nhiên liệu hóa thạch khổng lồ dẫn đến tình trạng là quốc gia nghèo thứ ba trên thế giới.
Bạn có thể đổ lỗi cho tình trạng này là do mối quan hệ yêu – ghét của Canada với nhiên liệu hóa thạch.
Bất chấp Hiệp định Thương mại Tự do Canada-Hoa Kỳ vào năm 1988, cảm giác vừa yêu vừa ghét đối với nhiên liệu hóa thạch vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, dầu và khí đốt vừa bị ghét bỏ và được yêu thích. Bị căm ghét là vì sự góp phần quá lớn của nó trong việc làm thay đổi khí hậu. Được ưa chuộng là bởi đây là một nguồn khí đốt tự nhiên thay thế, đặc biệt là kể từ khi Nga xâm lược Ukraine và mối đe dọa Moscow có thể cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu.
Hồi tháng 3, Bộ trưởng Tài nguyên Canada Jonathan Wilkinson đã thông báo Canada có khả năng tăng xuất khẩu dầu và khí đốt lên tới 300.000 thùng/ngày vào cuối năm nay để giúp cải thiện an ninh năng lượng toàn cầu. Ông cũng nói thêm rằng Canada đang tìm cách có thể thay thế khí đốt của Nga bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sau khi có yêu cầu giúp đỡ từ châu Âu. Hiện tại, một liên doanh do Shell đứng đầu đang xây dựng một cơ sở LNG lớn ở bờ biển phía Tây tại Kitimat, dự kiến hoàn thành vào khoảng năm 2025, nhưng xuất khẩu LNG của quốc gia này bằng 0.
Nhưng Canada không cần phải theo cách này. Khung quy định năng lượng của Canada nổi tiếng là làm xua đuổi các dự án dầu khí, và vào tháng 2 đã từ chối cơ sở xuất khẩu LNG trị giá 10 tỷ đô la được lên kế hoạch cho Saguenay, Quebec phần lớn với lý do là vì dự án sẽ làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tất cả năm dự án Bờ Đông hiện đang bị đình trệ đều đang trong giai đoạn lập kế hoạch ngay từ đầu năm 2015 nhưng đã bị trì hoãn bởi quy định môi trường và pháp lý phức tạp.
Với tình hình hiện nay, không rõ liệu Canada có sẵn sàng nới lỏng thái độ đối với nhiên liệu hóa thạch hay không.
Gần đây, Thủ tướng Justin Trudeau đã lên tiếng khẳng định rằng việc xuất khẩu LNG từ bờ biển phía đông của Canada sang Đức có thể giảm bớt tình trạng khủng hoảng khí đốt của châu Âu: “Có thể làm được, chúng tôi có cơ sở hạ tầng xung quanh đó,” ông nói tại một họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz mặc dù không đưa ra được mốc thời gian khi được hỏi.
Tuy nhiên, như tờ Politico lưu ý, có thể làm không nhất thiết có nghĩa là thành hiện thực, đặc biệt là khi châu Âu muốn cắt giảm 2/3 lượng mua khí đốt của Nga vào cuối năm nay.
Tương tự như vậy, Thủ thướng Trudeau thừa nhận rằng các trường hợp kinh doanh yếu kém đã ngăn cản các cơ sở xuất khẩu được đề xuất tiếp tục hoạt động: “Hiện tại, năng lực tốt nhất của chúng tôi là tiếp tục đóng góp vào thị trường toàn cầu để thay thế khí đốt và năng lượng mà Đức và châu Âu có thể tìm thấy từ các nguồn khác”, thủ tướng Trudeau thừa nhận.
Các bình luận gần đây của các nhà sản xuất khí đốt Canada cũng khá rõ ràng. Trong một cuộc phỏng vấn tuần này, Giám đốc điều hành Al Monaco của Enbridge Inc. (NYSE: ENB) đã ngụ ý về sự thua lỗ của ngành công nghiệp khét tiếng của Canada khi ông nói rằng đất nước cần phải “thoát ra khỏi con đường riêng của chúng ta khi nói đến năng lượng và xây dựng cơ sở hạ tầng”.
Có lẽ ngay cả khi giá khí đốt tự nhiên và LNG cao ngất ngưởng cũng không đủ thuyết phục chính quyền Trudeau thay đổi lập trường về dầu khí. Nhưng như họ nói, bạn không bao giờ thực sự biết, khi xét thấy Hoa Kỳ chỉ mới bắt đầu xuất khẩu LNG vào năm 2016 và đã trở thành nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời