Chênh lệch giá giảm của WTI với Brent đang thu hẹp lại, tao ra sức ép lên dầu xuất khẩu của Mỹ

Chênh lệch giá của dầu thô Mỹ giảm giá đáng kể so với giá dầu quốc tế là yếu tố chính trong bùng nổ xuất khẩu của Mỹ nhưng sự chênh lệch giá này đã thu hẹp trong tháng này, gây ra rủi ro tiềm tàng cho các lô hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

Sự chênh lệch giá giữa dầu Brent, chuẩn quốc tế về giá dầu West Texas Intermediate của Mỹ đã giảm khoảng 40% trong tháng 1 xuống mức hẹp nhất trong năm tháng. Chênh lệch hiện tại là khoảng 4 USD/thùng, giảm so với 7 USD một tháng trước.

Khi Brent giao dịch với giá cao hơn WTI, nó khuyến khích người mua nước ngoài mua dầu thô của Mỹ.

John Kilduff, thành viên sáng lập của quỹ hedge dund năng lượng Again Capital, nói: “Một phần của sự tăng trưởng trong xuất khẩu của Mỹ chính là sự chênh lệch giá này.”

“Chúng ta sẽ phải nhìn vào những gì mà bức tranh xuất khẩu bắt đầu bị kiềm chế do hậu quả của chênh lệch giá thấp hơn, 3 USD hay thấp hơn?”

Chênh lệch đã lan rộng vào tháng 9, khi bão Harvey làm gián đoạn khoảng một phần tư công suất lọc dầu của Mỹ dọc theo trung tâm lọc dầu của Gulf Coast. Điều đó cắt giảm nhu tiêu thụ cầu đối với dầu thô, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất nhiên liệu tinh chế như xăng, và khiến cho các kho dự trữ tăng.

Theo công ty theo dõi tàu chở dầu ClipperData vào khoảng thời gian này Trung Quốc bắt đầu đặt mua các lô lớn dầu thô Mỹ. Ngay sau đó, Mỹ đã xuất khẩu 2,13 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ hiện đang giảm mạnh trong tuần trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2015, góp phần làm hợp đồng tương lai Mỹ tăng 8,5% rong tháng này. Bằng cách so sánh, Brent tương lai tăng gần 4%.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng chưa đến lúc để lo lắng về việc xuất khẩu dầu của Mỹ giảm mạnh. Các lô hàng vẫn được hỗ trợ tốt bởi sự chênh lệch giá cả khu vực và các yếu tố khác.

Tom Kloza, giám đốc phân tích năng lượng toàn cầu tại Oil Price Information Service, ghi nhận rằng 4 USD/thùng là mức mà người ta kỳ vọng chênh lệch Brent-WTI sẽ đạt mức trung bình trong một năm.

Matt Smith, giám đốc nghiên cứu hàng hoá của ClipperData, cho biết thậm chí ở mức 4 USD/thùng, vẫn có đủ động lực mua từ nước ngoài để duy trì xuất khẩu của Mỹ khoảng 1 triệu thùng/ngày.

Ông nói: “Nếu chúng ta bắt đầu thấy rằng những hàng xuất khẩu này giảm đi, điều đó sẽ chỉ làm cho chênh lệch nới rộng ra vì sản xuất chỉ đi theo một hướng, tăng lên.”

Sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến ​​sẽ sớm đạt mức 10 triệu thùng/ngày, mức không nhìn thấy từ những năm 1970. Vào thời điểm đó sản lượng của Mỹ sẽ vượt qua mức sản xuất hàng đầu từ Saudi Arabia, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.

“Vì vậy, dầu thô có sẵn sẽ dùng để xuất khẩu,” Smith nói. “Chỉ phụ thuộc vào mức chênh lệch như thế nào.”

Theo Andy Lipow, chủ tịch Lipow Oil Associates, xuất khẩu dầu có một vùng đệm bổ sung là giá dầu thô ngọt nhẹ Gulf Coast – nơi mà dầu xuất khẩu thường được xuất khẩu – so với giá dầu quốc tế.

Dầu thô Gulf Coast giao dịch với mức giá cao hơn WTI, nhưng mức chênh lệch tăng đó cũng đã giảm trong thời gian gần đây. Chênh lệch giữa dầu thô Gulf Coast và Brent vẫn đủ rộng để giữ cho xuất khẩu của Mỹ gần mức kỷ lục, theo Lipow.

Động lực lớn nhất đằng sau các kho dự trữ giảm xuống của Mỹ là lượng hàng tồn kho thu hẹp lại tại Cushing, Oklahoma, trung tâm tích trữ lớn và điểm giao hàng WTI.

Những kho dự trữ này đang cạn kiệt nhanh hơn nhờ việc đi vào hoạt động đường ống Diamond Pipeline, đưa dầu thô từ Cushing đến một nhà máy lọc dầu của Valero ở Memphis, Tennessee.

Điều đó cắt giảm nhu cầu vận chuyển dầu thô Gulf Coast  lên phía bắc, Lipow lưu ý. Do đó, sớm có thể có thêm nhiều dầu Gulf Coast hơn để xuất khẩu.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Coronavirus đang đe dọa mạnh mẽ các nhà sản xuất dầu

Sự bùng phát coronavirus đã và đang đe dọa thị trường dầu mỏ. Nỗi sợ về nhu cầu thấp hơn – từ một Trung Quốc bị bệnh tật và cuối cùng trên toàn cầu khi tác động kinh tế mở rộng – đã..

Giá xăng dầu chiều 12/4: Giá xăng giảm gần 850 đồng/lít

Từ 15h ngày 12/4, giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm với mức 838 đồng/lít xăng E5RON92; 836 đồng/lít xăng RON95; 700 đồng/lít dầu diesel; 737 đồng/lít dầu hỏa.
Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương vừa giảm giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều ch..

Tại sao năm 2019 có thể bắt đầu với một sự phục hồi của giá dầu?

Giá dầu đã phục hồi đáng kể từ sau sự sụp đổ đêm Giáng sinh, và có khả năng giá sẽ cao hơn trong những tuần tới.
Đầu tiên là, cắt giảm OPEC có hiệu lực vào đầu th

Dầu tiếp tục đà tăng nhờ căng thẳng Mỹ – Iran

Giá dầu ngày 7/5 tiếp tục tăng, ngày thứ tư liên tiếp, đạt mức đỉnh kể từ cuối năm 2014. 
Giá dầu WTI tương lai tăng 1,01 USD, tương đương 1,5 %, lên 70,73 USD/thùng. Đây là lần đầu ..