Chiến tranh giữa Iran và Saudi Arabia có thể khiến giá dầu tăng vọt 500%.
Một xung đột vũ trang giữa hai siêu cường của Trung Đông này có thể có một tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Ivan Karyakin, chuyên gia phân tích đầu tư tại Global FX nói rằng khả năng xung đột của khu vực sản xuất một phần ba lượng dầu toàn cầu và một cuộc chiến tranh trong khu vực sẽ có một cú sốc lớn.
Ông nói: “Tất cả mọi thứ sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian xung đột. Thị trường thế giới sẽ tồn tại hai hoặc ba ngày sau khi bắt đầu xung đột. Nếu cuộc xung đột này kéo dài một tuần, thì giá sẽ tăng lên 200 USD hoặc cao hơn, và điều này sẽ có hậu quả lâu dài, vì các kho dự trữ sẽ giảm.”
Cuộc khủng hoảng Suez năm 1957 chứng kiến 10% sản lượng dầu trên thế giới được đưa ra khỏi thị trường, làm Mỹ và Châu Âu suy thoái kéo dài một năm.
Tuy nhiên, ông Karyakin không nghĩ rằng một cuộc chiến tranh giữa Tehran và Riyadh có thể không phải là mối quan tâm của Nga và Trung Quốc, nếu có bất kỳ điều gì họ sẽ sử dụng ảnh hưởng của họ để ngăn ngừa xung đột.
Nga là đối tác của nhiều nước Trung Đông đang xung đột và Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất.
Andrey Dyachenko, Giám đốc Phòng Giải pháp Riêng của Сastle Family Office ở Nga và CIS cho hay rằng giá dầu tăng nhanh sẽ đe doạ sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu và gây ra lạm phát.
Ông nói thêm: “Vào thời điểm tỷ lệ tăng trưởng tương đối thấp, một bước nhảy vọt đáng kể trong lạm phát sẽ dẫn đến sự nghèo đói cho một phần lớn dân số thế giới.”
Petr Pushkarev, Giám đốc Phân tích tại TeleTrade, cho biết mối quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng hơn trong quá khứ, và một cuộc chiến tranh sẽ không mang lại ích lợi gì.
Quan hệ ngoại giao giữa Iran và Saudi Arabia đã bị cắt đứt ba năm sau cuộc cách mạng Iran năm 1978-1979 và cái chết của người Iran trong cuộc hành hương Hajj vào năm 1987.
Ông nói thêm rằng Saudi Arabia chưa “sẵn sàng cho các cuộc xung đột vũ trang toàn diện với các nước láng giềng của mình ngay lúc này, điều này rất tốn kém và rất không thích hợp khi Thái tử Mohammed Bin Salman tập trung củng cố quyền lực.”
Hồi tháng 5, khi được hỏi về khả năng có một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Tehran và Riyadh, thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia đã trả lời: “Chúng tôi rất hy vọng là không … Chúng tôi không cần phải đánh nhau; chúng tôi không cần phải chiến đấu. Chúng tôi không cần phải cố gắng loại trừ lẫn nhau tại Trung Đông.”
Các quan chức Mỹ đã nhấn mạnh “báo động ngày càng tăng” theo những động thái gần đây của thái tử, tờ New York Times đưa tin.
Thái tử Salman, 32 tuổi, đã nhanh chóng củng cố quyền lực sau khi được chỉ định là vua kế nhiệm bởi vua Salman, cha của ông, lên ngôi vào tháng 6 năm ngoái. Ông đã nỗ lực gia tăng và cũng cố tầm ảnh hưởng cũng như bắt giữ hàng chục quan chức Saudi hồi đầu tháng này.
Cùng ngày, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri đột ngột tuyên bố từ chức trên truyền hình từ thủ đô của Saudi, Riyadh, nói rằng Iran và phong trào Hezbollah đang can thiệp vào các vấn đề nội bộ của đất nước mình.
Nguồn: xangdau.net
Trả lời