Chuyện lý thú về tìm dầu ở tầng đá móng, nơi nguồn dầu đổ về 70 tỷ USD

Khi mũi khoan đi vào tầng đá móng được khoảng 150 m, nghe tiếng rít dữ dội trong ống khoan, Hải biết, dòng dầu đang được phun lên với áp suất cực mạnh. 

LTS: Năm nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 30 năm sự kiện tìm thấy dầu trong tầng đá móng (6/9/1988 – 6/9/2018). Từ đó đến nay, Việt Nam đã khai thác từ tầng đá móng nứt nẻ gần 220 triệu tấn dầu (khoảng 80% tổng sản lượng dầu), thu gom trên 26 tỷ m3 khí, gần 8 triệu tấn LPG và condensate với tổng doanh thu dầu khí khai thác từ tầng móng trên 70 tỷ USD.

Nhân dịp này, chúng tôi xin kể câu chuyện nhỏ về một người đã chứng kiến giây phút lịch sử ấy.

Ai mới gặp Tiến sĩ Ngô Hữu Hải, Tổng giám đốc Biển Đông POC lần đầu thì hẳn sẽ nghĩ đây là người dị tướng, bởi anh có cặp lông mày rất lạ: Thẳng băng và dính bết vào trán như thể được vẽ bằng mực Tàu và lại còn quặt về phía sau nữa. Trên khuôn mặt chữ điền vuông vức thì lại là một làn da sần sùi, thô ráp…

Một lần, tôi hỏi Ngô Hữu Hải, tại sao anh lại có làn da lạ thế? Hải cười và bảo: “Ấy là can tội sướng quá?”. Thế rồi thấy tôi ngạc nhiên, Hải mới kể lại câu chuyện.

Số là vào tháng 9/1988, Ngô Hữu Hải là đốc công khoan trên giàn BH-1. Giàn khoan này đang làm một nhiệm vụ mà tầm quan trọng của nó chỉ có những lãnh đạo cao nhất của Vietsopetro biết được đó là: Khoan vào tầng đá móng ở độ sâu hơn 3.000 mét để tìm dầu.

TS Ngô Hữu Hải (hàng sau thứ 3 từ trái sang) cùng các nhà khoa học dầu khí nhận giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình tìm dầu.

Vào thời điểm này, Liên doanh Vietsovpetro đang “dở sống dở chết” vì nhiều giếng khoan không đạt sản lượng dự tính. Không hiếm cán bộ của Liên Xô tại Liên doanh bị kỷ luật… Và người ta đã tính phải giải thể, hoặc “thu gọn” quy mô tổ chức và hoạt động của liên doanh.

Trong lúc đó, bằng những tính toán cực kỳ khoa học và những suy đoán rất logic, các nhà khoa học ở Liên doanh đã “nghi ngờ” là trong tầng đá móng nứt nẻ dưới đáy biển có chứ dầu… Muốn khẳng định được luận thuyết này thì phải khoan thăm dò… Nhiệm vụ nặng nề đó được giao cho giàn BH-1

Ngô Hữu Hải học Đại học Mỏ – Địa chất ở khoa Khai thác dầu khí, với tất cả những điều anh biết thì làm gì có chuyện trong tầng đá móng (đá granit) lại chứa dầu.

Thật ra, trên thế giới cũng có một số nơi đã tìm thấy dầu trong tầng đá móng, nhưng sản lượng cực kỳ thấp và hoàn toàn không thể khai thác. Vì vậy, chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề cập tới việc này.

Nhưng lệnh cấp trên khoan thì cứ khoan.

Giàn MSP -1 khai thác tấn dầu đầu tiên trên mỏ Bạch Hổ.

Ngày 6/9/1988, khi mũi khoan đi vào tầng đá móng được khoảng 150 mét thì Ngô Hữu Hải và các đồng nghiệp nghe tiếng rít dữ dội trong ống khoan.

Nghe tiếng rít đấy, Hải biết rằng dòng dầu đang được phun lên với áp suất cực mạnh. Ngay lập tức, hàng loạt các biện pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ được áp dụng và đến khi mở van không ai có thể tưởng tượng được dòng dầu nào có áp lực mạnh như vậy, tới gần 100 át.

Một niềm vui khôn tả bao trùm tất cả, mọi người nhảy cẫng lên ôm lấy nhau reo hò, lấy dầu bôi vào quần áo rồi bôi lên mặt nhau.

Ngô Hữu Hải mặt mũi cũng bê bết dầu. Rồi những phút xúc động ban đầu cũng qua đi, mọi người phải lao vào giải quyết hàng loạt các biện pháp kỹ thuật để biến ống khoan thành ống dẫn dầu khai thác.

Việc xử lý xong thì dầu trên mặt mọi người đã khô két lại và rửa bao lần xà phòng cũng không sạch. Bí quá hóa liều, Ngô Hữu Hải lấy một loại xút công nghiệp chuyên tẩy rửa dầu mỡ ở các dụng cụ cơ khí để tẩy dầu trên mặt và hậu quả là nước da trắng hồng của anh bị hỏng từ ngày đó.

Sau này, Ngô Hữu Hải mới biết việc tìm ra dầu ở tầng đá móng là một thành công khoa học quan trọng bậc nhất của liên doanh Vietsopetro, bởi lẽ nếu không tìm thấy dầu ở tầng đá móng thì có lẽ Vietsopetro khó mà tồn tại được đến bây giờ.

Điều quan trọng là việc tìm thấy dầu ở đây đã làm thay đổi rất nhiều về phương pháp luận cấu tạo mỏ dầu và mở ra một hướng mới cho việc khai thác dầu trên thềm lục địa Việt Nam.

Những tấn dầu khai thác được ở tầng đá móng ngày đó đã cứu cho nền kinh tế Việt Nam khỏi bị sụp đổ và mở ra một tương lai tươi sáng cho ngành dầu khí Việt Nam.

Từ tầng chứa móng granitoit, chúng ta đã khai thác được hơn 200 triệu tấn dầu thô, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng dầu của Việt Nam, gần 30 tỷ mét khối khí đồng hành với hơn 5 triệu tấn khí hóa lỏng (LPG) và condensat.

Đó là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của Ngành Dầu Khí nói riêng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực và sự phát triển ổn định chung của nền kinh tế Việt Nam.

Nguồn tin: vtc.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xuất khẩu của Mỹ được chú ý khi chênh lệch Brent/WTI thu hẹp lại

Với các kho dự trữ tại Cushing, Oklahoma, giảm dần, chênh lệch giá Brent ICE/WTI đã thu hẹp đáng kể, giảm bớt động lực khiến cho các nhà sản xuất Mỹ vận chuyển dầu thô ra nước ngoài để c

Biến động sẽ cao hơn nhiều nếu không có cắt giảm sản lượng của OPEC

Giá dầu thô đã kiểm tra mức thấp mới trong tuần trước và tiếp tục trượt giảm trong phiên thứ Hai, khi Brent đạt 61,06 USD/thùng trong phiên giao dịch buổi sáng. Giá giảm 14,3% so với th

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bắt đầu quy trình thực hiện giới hạn giá khí đốt

Biện pháp 9 tỷ đô la dự kiến sẽ giảm hóa đơn tiền điện cho ngành công nghiệp, hộ gia đình khoảng 15-20%
Các nhà chức trách Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang làm việc hôm thứ Năm để thực hiện giới hạn giá khí đốt tự nhiên sau khi kế hoạch này được Ủy ..

Ủy ban Kinh tế: Cần tính kỹ việc hút thêm dầu để đạt kế hoạch GDP

Trong khi tăng khai thác dầu là giải pháp đầu tiên được nhà điều hành nhắc tới nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cơ quan thẩm tra lại cho rằng việc này cần được tính kỹ.
Giữ quan điểm “c..