Còn chưa tới một tuần nữa là tới cuộc họp OPEC, mọi người đều cho rằng việc duy trì cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng nữa sẽ là một cách thức đơn giản. Nhưng nếu như kịch bản này không trở thành hiện thực thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu cắt giảm trong thời gian ngắn hơn, hoặc có thể tệ hơn, là không có được sự đồng thuận?
Nga có thể sẽ là chìa khóa của câu đố này, và có nhiều bản tin nói rằng các quan chức Nga không tin rằng bất kỳ hành động nào cũng cần thiết vào thời điểm này. Họ cho rằng vẫn còn quá sớm để thông báo bất cứ điều gì, và rằng liên minh trong và ngoài OPEC chỉ nên đợi đến khi hết hạn của hiệp định hiện tại (tháng 3 năm 2018).
Đó không phải là một kết quả tốt đẹp đối với hầu hết các nhà đầu cơ (hay cho các nhà sản xuất dầu khác trên thế giới), những người đã đưa việc gia hạn vào trong các giả định của họ. Đặt cược giá lên kỷ lục giá cho thấy thị trường sẽ có dấu hiệu bán tháo nếu OPEC và các đối tác ngoài OPEC chùn bước.
Citi nói rằng có thể OPEC chỉ gia hạn đến tháng 6 năm 2018, thời điểm diễn ra cuộc họp chính thức tiếp theo của OPEC. Một kịch bản khả dĩ nữa là chờ đợi cho đến tháng 1 hoặc tháng 2 năm 2018 trước khi đưa ra quyết định về việc gia hạn, điều này nghe có vẻ gần với những gì một số quan chức Nga đang ủng hộ. Hai tháng trước đây, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã nói rằng “tháng 01 là thời gian sớm nhất khi chúng ta có thể thực sự nói một cách đáng tin cậy về tình trạng thị trường”.
Citi dự đoán rằng các việc hạn chế sản xuất rốt cuộc rồi cũng sẽ được kéo dài đến cuối năm 2018, nhưng nó sẽ được thực hiện qua một loạt các thông báo chứ không phải tất cả cùng một lúc vào tuần tới.
Nếu nhóm không mở rộng đến năm 2018 tại cuộc họp sắp tới, thật khó để nhìn thấy bất kỳ kết quả nào khác ngoài việc giá dầu rớt mạnh. “Có một khả năng bán tháo ngắn hạn”, Morse của Citigroup nói.
Nhưng không phải chỉ một mình Citi. Một vài tuần trước, dường như có một sự đồng thuận giữa các nhà phân tích dầu rằng việc gia hạn về cơ bản là một thỏa thuận đã hoàn tất. Citi lên tiếng hoài nghi, nhưng gần đây hơn những người khác cũng có chung quan điểm đó. Sự do dự từ Moscow dường như đang làm giảm niềm tin vào triển vọng gia hạn.
Tuần trước, Makro-Advisory đã đưa ra một ví dụ cho lý do tại sao Nga nên ngừng việc mở rộng. Theo Chris Weafer, cộng sự cấp cao tại Macro-Advisory, thoạt nhìn lần đầu, việc từ chối mở rộng mà gây ra tình trạng bán tháo có vẻ như là một “quan điểm điên rồ”, nhưng thực tế nó có thể tạo ra “cảm giác hoàn hảo”. Đó là vì Nga có thể kiếm tiền với giá dầu 54-55 USD, mức giá thỏa đáng trong khi cũng đủ thấp để kìm hãm đá phiến Mỹ . Weafer lập luận rằng bất cứ mức giá nào trong khoảng từ 60 đến 65 USD/thùng cũng sẽ khiến cho việc ủng hộ gia hạn của Nga là rất khó. Brent đã và đang giao dịch trong phạm vi đó kể từ đầu tháng mười một.
“Giá dầu cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ đầu tư nhiều hơn vào các dự án đá phiến Mỹ, và cát dầu Canada, như đã từng chứng kiến trong năm 2014, dẫn đến nguy cơ làm tăng mạnh nguồn cung toàn cầu”. Weafer lập luận rằng nếu Nga ủng hộ mở rộng, nó có thể gieo rắc hạt giống cho một đợt giảm giá khác.
Theo tính toán thì Nga nên để cho thỏa thuận OPEC hết hạn vì sản lượng cao hơn sẽ bù đắp cho giá thấp hơn.
Weafer của Macro-Advisory cũng cho biết việc từ chối mở rộng sẽ giúp Nga đa dạng hóa nền kinh tế thoát khỏi dầu mỏ. Quan trọng hơn là cân bằng tài chính trong ngắn hạn, cũng như cuộc bầu cử tổng thống Nga vào đầu năm tới. Tuy nhiên, việc gia hạn sẽ mang lại lợi ích cho Nga nhiều hơn so với các nước OPEC.
Đó là những lý do chính tại sao Moscow hiện nay thoải mái hơn với một mức giá bền vững trong phạm vi 50 USD so với gần 65 USD.
Với tất cả những điều đó, những ước tính và tính toán này ủng hộ Nga từ chối mở rộng đến từ một loạt các nhà kinh tế. Nếu có thể kết luận bất cứ điều gì từ hành động của Vladimir Putin trong vài năm gần đây, thì đó chính là những tính toán kinh tế đơn giản không nhất thiết phải là ưu tiên hàng đầu của Kremlin. Nga có mối quan hệ địa chính trị ngày càng gia tăng với Ả-rập Xê-út, cũng như tầm ảnh hưởng ngày càng lớn ở Trung Đông. Những điều này có tầm quan trọng hơn so với sự cân bằng về tài chính giữa việc ủng hộ hoặc từ chối gia hạn hiệp ước OPEC.
Trong bối cảnh đó, khi Putin muốn mở rộng tầm với của mình vào Trung Đông, thì có khả năng Nga ký kết mở rộng.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời