Trở lại năm 2011, khi OPEC gặp nhau để thảo luận về việc tăng sản lượng dầu để bù đắp sự sụt giảm ở Libya, tự hậu quả của cuộc nội chiến, Ali al-Naimi của Saudi Arabia đã gọi đó là “một trong những cuộc họp tồi tệ nhất từ trước tới nay”. Cuộc họp lần đó đã kết thúc mà không có được sự nhất trí và điều này có khả năng xảy ra một lần nữa trong tuần này, khi cartel gặp nhau để thảo luận về việc gia tăng sản xuất.
Vấn đề xảy ra là giữa Ả Rập Xê Út và Nga, cả hai đều bật tín hiệu rằng họ sẽ tăng sản lượng thêm tới 1,5 triệu thùng/ngày, với một bên là Iran, Iraq, Libya và Algeria (cho đến nay), những nước gặp vấn đề trong việc nâng sản lượng của họ.
Những nhận xét mới nhất từ Bộ trưởng Dầu mỏ Iran không thực sự khích lệ. Bijan Zanganeh phát biểu, được Reuters dẫn lời, rằng “Tôi không tin tại cuộc họp này, chúng tôi có thể đạt được thỏa thuận. OPEC không phải là tổ chức để nhận sự chỉ thị từ Tổng thống Trump … OPEC không phải là một phần của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. ”
Lời bình luận này ám chỉ đến những lời tweet của Tổng thống Trump về việc OPEC đẩy giá cao hơn một cách giả tạo và có nguồn tin nói rằng đích thân ông đã yêu cầu chính phủ Ảrập Xêút can thiệp và thay thế các thùng dầu của Iran sẽ sớm bị mất ngay sau khi các lệnh trừng phạt bắt đầu.
Zanganeh cũng cho biết ông sẽ rời khỏi Vienna trước cuộc họp của OPEC với Nga và các đối tác khác không phải là thành viên trong thỏa thuận cắt giảm này. Nga là đồng minh địa chính trị của Iran, nhưng bây giờ họ đang ở vị thế đối lập liên quan đến động thái sản xuất dầu và việc không tham dự cuộc họp đặc biệt đó có thể là một động thái ngoại giao để tránh đối đầu.
Nga là nước đang thúc đẩy mạnh mức tăng cao nhất, với1,5 triệu thùng/ngày. Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak cho biết: “Nhu cầu dầu thường tăng trưởng nhanh nhất trong quý 3. Chúng ta có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp”, ý kiến này giống với kỳ vọng của nhiều nhà phân tích rằng nhu cầu dầu đang bùng nổ mà họ đã thuyết phục là một công cụ trong việc cải thiện giá dầu trong năm qua.
Công cụ này không mạnh mẽ và kiên định như được tin tưởng trước đây. Khi giá tăng lên gần 80 USD/thùng, tăng trưởng nhu cầu bắt đầu chậm lại, điều này tạo ra một số lý do gây ngạc nhiên cho các nhiều nhà đầu cơ giá lên.
Sự chậm lại trong tăng trưởng nhu cầu làm nổi bật thực tế rằng các nền kinh tế mới nổi là những động lực lớn nhất đằng sau sự tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu vẫn chưa sẵn sàng trả bất cứ giá nào mà họ được chào bán. Họ muốn mặc cả với giá thấp hơn, đó chính xác là những gì Ấn Độ và Trung Quốc đã làm, khiến OPEC phải xem xét kết thúc sớm việc cắt giảm.
Đối với những rạn nứt bên trong nội bộ OPEC, cũng cần lưu ý rằng hai trong số các đồng minh vùng Vịnh của Ả Rập Xê Út – Kuwait và Oman — cũng không tham gia vào việc thúc đẩy tăng sản xuất nhanh. Họ dường như đang nghiêng về chiều hướng tăng từ từ và khiêm tốn hơn, Reuters trích dẫn các nguồn OPEC. Thật vậy, một số người tin rằng đề xuất tăng 1,5 triệu thùng/ngày của Nga là một động thái chiến lược nhằm làm mồi cho những người bất đồng ý kiến đưa ra sự đồng thuận với mức tăng khiêm tốn hơn.
Động thái này liệu có thành công hay không – cơ hội hiện giờ dường như là 50-50 – OPEC có lẽ sẽ sớm có vấn đề lớn hơn để giải quyết. Quốc hội Hoa Kỳ đang cân nhắc Đạo luật No Oil Producing and Exporting Cartels (NOPEC), nếu được thông qua – sẽ cho phép các vụ kiện chống lại các thành viên OPEC về việc thao túng thị trường. Chúng ta có cần nói rằng Tổng thống Trump là một người ủng hộ nhiệt tình NOPEC không?
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời