GIÁ DẦU TĂNG NHẸ TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI TOÀN CẦU
Giá dầu tăng trong giờ giao dịch châu Âu hôm thứ Tư trong khi thị trường lo ngại rằng việc tăng lãi suất quyết liệt để ngăn chặn lạm phát sẽ thúc đẩy suy thoái kinh tế, tiếp tục kiềm chế nhu cầu dầu.
Dầu thô Brent chuẩn quốc tế được giao dịch ở mức 100,52 USD/thùng vào lúc 09.43 GMT, tăng 1,03 USD, tương đương 1, 04% sau khi phiên trước chốt ở mức 99,49 USD/thùng.
Cùng lúc Chuẩn dầu Hoa Kỳ West Texas Intermediate (WTI) ở mức 96,83 USD/thùng, tăng 0,99 USD/thùng tương đương 1,03%, sau khi phiên trước đó đóng cửa ở mức 95,84 USD/thùng.
CÁC QUỸ PHÒNG HỘ ĐANG VỘI THÁO CHẠY KHỎI HỢP ĐỒNG DẦU TƯƠNG LAI
Các nhà đầu tư đã bán hạ giá các sản phẩm phái sinh liên quan đến xăng dầu vào tuần trước với một trong những tốc độ nhanh nhất của thời đại đại dịch khi lo ngại suy thoái gia tăng.
Theo đó, các quỹ đầu cơ và các nhà quản lý tiền tệ khác đã bán số lượng tương đương 110 triệu thùng trong sáu hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai liên quan đến dầu mỏ quan trọng nhất trong tuần tính đến ngày 5/7.
Các nhà quản lý quỹ hiện đã bán tổng cộng 201 triệu thùng trong bốn tuần qua, theo hồ sơ vị thế hợp đồng được công bố bởi ICE Futures Europe và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ.
GIÁ DẦU LAO DỐC LÀM PHÁ HỎNG DỰ BÁO NHU CẦU LẠC QUAN CỦA OPEC
Nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại từ mức tăng trưởng 3,36 triệu thùng/ngày trong năm nay xuống mức tăng trưởng 2,7 triệu thùng/ngày cho năm 2023, OPEC cho biết hôm thứ Ba trong báo cáo dự báo nhu cầu đầu tiên cho năm tới. Những ước tính nhu cầu này có vẻ rất lạc quan vào sáng thứ Ba khi lo ngại về suy thoái kinh tế và các đợt phong tỏa mới ở Trung Quốc đã khiến giá dầu rớt hơn 7%.
DẦU CÓ THỂ TĂNG CAO HƠN NẾU CÁC QUAN CHỨC KHÔNG ĐỒNG Ý VỀ GIÁ TRẦN CHO DẦU CỦA NGA
Một quan chức chính phủ Hoa Kỳ đã cảnh báo nếu không nhất trí về mức giá trần cho dầu của Nga sẽ đẩy giá quốc tế lên cao hơn, và nói thêm rằng động thái này cần đi kèm với việc miễn trừ trừng phạt.
GIÁM ĐỐC IEA CẢNH BÁO CUỘC KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG CÓ THỂ TRỞ NÊN TỒI TỆ HƠN
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu có thể còn tồi tệ hơn nữa, đồng thời lưu ý rằng mùa đông ở châu Âu sẽ rất “khó khăn”.
UNIPEC TRADING SẼ NHẬN ĐƯỢC 1 TRIỆU THÙNG DẦU SPR
Các hãng kinh doanh và nhà máy lọc dầu lớn đã được trao hợp đồng mua dầu thô từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Hoa Kỳ (SPR), trong đó có công ty con Unipec, chi nhánh thương mại thuộc tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Sinopec của Trung Quốc.
KHỦNG HOẢNG DẦU MỎ Ở LIBYA GIA TĂNG VỚI NỖ LỰC LOẠI BỎ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NOC
Chính phủ Libya ở Tripoli được cho là đã bổ nhiệm một hội đồng quản trị mới để điều hành Công ty Dầu mỏ Quốc gia (NOC), khi Thủ tướng lâm thời của Chính phủ Thống nhất Quốc gia cách chức chủ tịch ông Mustafa Sanalla trong một sắc lệnh của chính phủ bị rò rỉ được tờ LibyaUpdate đưa tin.
GIÁM ĐỐC IEA: GIÁ TRẦN CHO DẦU CỦA NGA NÊN MỞ RỘNG SANG NHIÊN LIỆU
Fatih Birol, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba, ý tưởng G7 đặt giá trần cho dầu của Nga nên bao gồm luôn giới hạn cho giá xăng và dầu diesel.
Birol nói với Reuters bên lề một diễn đàn năng lượng ở Úc: “Hy vọng của tôi là đề xuất này, quan trọng là để giảm thiểu tác động lên các nền kinh tế trên thế giới, sẽ được một số quốc gia ủng hộ”.
OPEC VẪN SẢN XUẤT THẤP HƠN MỤC TIÊU 1 TRIỆU THÙNG MỖI NGÀY
Tất cả 13 thành viên OPEC đã sản xuất 28,716 triệu thùng/ngày trong tháng 6, tăng 234.000 thùng/ngày so với tháng 5, theo các nguồn thứ cấp được OPEC sử dụng để theo dõi sản lượng trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng (MOMR) của mình.
Tuy nhiên, 10 nhà sản xuất trong hiệp ước OPEC chỉ sản xuất 24,8 triệu thùng/ngày, thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với mục tiêu 25,864 triệu thùng/ngày cho 10 thành viên của OPEC trong tháng Sáu.
Iran, Libya và Venezuela được miễn trừ khỏi hiệp ước sản xuất này.
NHÀ TRẮNG TIN OPEC CÓ KHẢ NĂNG THÚC ĐẨY SẢN XUẤT
OPEC có khả năng tăng sản lượng dầu thô, cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị thăm Trung Đông, nơi ông sẽ hội đàm với lãnh đạo các nhà sản xuất dầu hàng đầu của OPEC.
HOA KỲ HẠ DỰ BÁO GIÁ DẦU MỎ NĂM 2022
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) ngày 12/7 đã hạ dự báo giá dầu thô Brent và dầu ngọt nhẹ (WTI) năm 2022.
Trong báo cáo “Triển vọng Năng lượng ngắn hạn trong tháng 7”, EIA cho biết giá dầu thô Brent ở mức trung bình 71 USD/thùng trong năm 2021 sẽ tăng lên mức trung bình 104 USD/thùng vào năm 2022, giảm 3,1% so với dự báo mà cơ quan này đưa ra hồi tháng 6, trong khi giá dầu WTI ở mức trung bình 98,79 USD/thùng, giảm 3,6% so với dự báo hồi tháng 6.
EU ĐANG CHUẨN BỊ MỘT VÒNG TRỪNG PHẠT KHÁC ĐỐI VỚI NGA
Liên minh châu Âu đang tiến hành gói trừng phạt thứ bảy đối với Nga khi khối này tiếp tục cố gắng trừng phạt Moscow vì cuộc xâm lược Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt, theo cập nhật của Bloomberg, sẽ được thống nhất trong vài tuần tới.
IEA CẮT GIẢM TĂNG TRƯỞNG NHU CẦU DẦU, CẢNH BÁO KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG CỦA NGA
IEA đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu 2022-2023 do giá nhiên liệu tăng cao và môi trường kinh tế xấu đi bắt đầu gây sức ép lên mức tiêu thụ của OECD, trong khi sản lượng dầu của Nga có khả năng phục hồi đã củng cố triển vọng nguồn cung.
Cơ quan giám sát năng lượng có trụ sở tại Paris dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,73 triệu thùng/ngày trong năm nay, cơ quan này cho biết hôm nay trong Báo cáo Thị trường Dầu mỏ (OMR) mới nhất. Đây là mức điều chỉnh giảm 80.000 thùng/ngày so với OMR của tháng trước. Tăng trưởng nhu cầu cho năm 2023 hiện được chốt ở mức 2,14 triệu thùng/ngày, giảm 30.000 thùng/ngày so với báo cáo trước đó.
© Xangdau.net 2022
Trả lời