Giá dầu châu Á đi xuống do nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm

Giá dầu châu Á đi xuống trong phiên chiều 8/6 do nhu cầu tại Trung Quốc đi xuống trong khi sản lượng của Mỹ tiếp tục gia tăng. 


Giá dầu châu Á đi xuống do nhu cầu tại Trung Quốc suy giảm. ẢNh: AFP/TTXVN

Tại thị trường Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 53 xu Mỹ (0,7%) xuống 76,79 USD/thùng vào lúc 13 giờ 54 phút (theo giờ Việt Nam). Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 38 xu Mỹ (0,6%) xuống 65,57 USD/thùng.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng Năm đã giảm so với mức cao kỷ lục ghi nhận hồi tháng trước, khi các nhà máy lọc dầu của nước này bắt đầu tiến hành bảo trì theo kế hoạch.

Theo các số liệu thống kê chính thức, lượng dầu nhập vào Trung Quốc trong tháng Năm đạt 39,05 triệu tấn, tương đương 9,2 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với mức 9,6 triệu thùng/ngày trong tháng Tư.

Một yếu tố khác ảnh hưởng tới giá dầu là việc sản lượng khai thác của Mỹ đã đạt kỷ lục mới vào tuần trước, đạt mức 10,8 triệu thùng/ngày.

Con số trên tương đương mức tăng trưởng 28% trong hai năm. Điều này khiến Mỹ gần như trở thành nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, khi sản lượng của nước này đang ngày càng tiến sát mức sản lượng 11 triệu thùng/ngày của Nga.

Song sự gia tăng sản lượng khai thác dầu ở Mỹ đã làm giá dầu WTI giảm so với giá dầu Brent, khiến mức chênh lệch giữa hai loại dầu lên tới hơn 11 USD/thùng – mức cao nhất kể từ năm 2015 tới nay.

Trong khi đó, mặc dù đi xuống trong phiên giao dịch ngày 8/6, giá dầu Brent hiện vẫn cao hơn 15% so với mức giá đầu năm nay.

Thị trường đang ngày càng thắt chặt bởi sự cố nguồn cung ở Venezuela, do tập đoàn dầu mỏ quốc doanh PDVSA của nước này đang chật vật để chuyển 24 triệu thùng dầu thô tới khách hàng.

Bên cạnh đó, giá dầu Brent cũng được hỗ trợ bởi chương trình cắt giảm sản lượng do các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), bao gồm cả Nga, tiến hành từ năm 2017.

Các quốc gia OPEC và Nga sẽ nhóm họp ở trụ sở chính của tổ chức này tại Vienna (Áo) vào ngày 22-23/6 tới để thảo luận về chương trình nêu trên.

Theo ngân hàng đầu tư Jefferies của Mỹ, cuộc họp của OPEC sắp tới sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá dầu thô.

Nguồn tin: bnews.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Goldman nhìn thấy xuất khẩu dầu cung cấp đòn bẩy cho Mỹ trong trừng phạt Iran

Mỹ có một lợi điểm mới để thương lượng khi nói đến các lệnh cấm vận Iran: Đá phiến.
Vào năm 2012, dầu của Mỹ không được xuất khẩu, khiến cho Mỹ có ít lợi thế hơn để buộc các quốc gia ti

4 quốc gia có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu

Công suất lọc dầu toàn cầu bị thu hẹp trong đại dịch, làm bộc lộ các lỗ hổng ở một số nước tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự sụt giảm không được phân bổ đồng đều. Chẳng hạn, công suất lọc dầu ở Trung Quốc đã tăng lên. Công suất ở T..

Bối cảnh kinh tế lành mạnh nhất trong nhiều năm hỗ trợ thị trường dầu mỏ

Bối cảnh kinh tế cho thị trường dầu mỏ là lành mạnh nhất trong một thời gian dài, theo giám đốc điều hành của ngân hàng HSBC có trụ sở chính tại London.
Khi được hỏi về triển vọng gi

Ukraine tạm dừng xuất khẩu than, dầu thô, khí đốt trước mùa đông khắc nghiệt

Dự đoán một mùa đông với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, Ukraine sẽ ngừng tất cả xuất khẩu than, khí đốt tự nhiên và dầu mỏ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong một bài phát biểu trước cả nước hôm thứ Tư.
Theo Cơ quan Nă..