Giá dầu có thể chạm ngưỡng 380 USD/thùng

Giá dầu có thể chạm tới ngưỡng 380 USD/thùng, nếu Nga cắt giảm lượng xuất khẩu 5 triệu thùng/ngày.

Đó là cảnh báo mới từ ngân hàng JP Morgan, trong bối cảnh phương Tây đang cân nhắc những biện pháp như áp giá trần nhằm siết chặt nguồn thu từ năng lượng của Nga.

Theo các chuyên gia, Nga có thể trả đũa việc này bằng cách giảm xuất khẩu dầu, kéo giá dầu lên cao chưa từng có, bởi các nhà xuất khẩu khác như nhóm OPEC khó bù đắp được lượng thiếu hụt này.

Với vị thế tài chính vững chắc của Moscow, quốc gia này có đủ khả năng để cắt giảm sản lượng khoảng 5 triệu thùng/ngày mà không gây tổn hại quá mức cho nền kinh tế, theo nhóm phân tích của JPMorgan.

Các nhà phân tích của JPMorgan cho rằng, nếu Nga cắt giảm 3 triệu thùng/ngày, giá dầu tại thị trường London có thể bị đẩy lên mức 190 USD/thùng, và trong kịch bản tồi tệ nhất là cắt giảm 5 triệu thùng/ngày, giá dầu có thể “vọt” lên mức 380 USD/thùng.

Cũng theo các nhà phân tích của JPMorgan, có khả năng chính phủ của ông Putin sẽ trả đũa bằng cách cắt giảm sản lượng để gây tổn thất cho phương Tây. Hiện sự thắt chặt trên thị trường dầu mỏ toàn cầu đang ở phía Nga.

Phương Tây hiện đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga, như việc Liên minh châu Âu (EU) tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Mỹ.

Mỹ hiện đã cấm vận dầu Nga, châu Âu đã cắt giảm nhập khẩu dầu Nga. Tuy nhiên, Nga lại bán được nhiều dầu hơn cho châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu dầu Nga tăng thêm 1,7 tỷ USD trong tháng 5, đạt khoảng 20 tỷ USD, theo ơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Con số này cao hơn nhiều so với mức bình quân 15 tỷ USD mỗi tháng mà Nga thu được trong năm 2021 nhờ xuất khẩu dầu.

Mỹ lần đầu vượt Nga về lượng cung ứng khí đốt cho châu Âu

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong tháng 6, lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ vào EU đã lần đầu tiên vượt qua khí đốt bằng đường ống từ Nga.

Đầu tháng trước, Nga đã giảm tới 60% nguồn cung qua đường ống Dòng chảy phương Bắc, với lý do gặp vấn đề kỹ thuật từ các lệnh trừng phạt.

Trong khi đó, EU đã chấp nhận mua thêm 15 tỷ m3 LNG từ Mỹ và đặt kỳ vọng thay thế 1/3 lượng khí đốt của Nga bằng các nguồn khác trong năm nay.

Nguồn tin: VTV

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘siết’ hoạt động kinh doanh xăng dầu, chống gian lận thương mại

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu và yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố ti..

Giá xăng dầu hôm nay 22/6: Giá dầu thô tăng vì nguồn cung thắt chặt

Giá xăng dầu tăng trong phiên ngày 21/6 do nhu cầu nhiên liệu mùa hè cao trong khi nguồn cung vẫn bị thắt chặt do các lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga.
Giá dầu Brent giao sau giảm 52 cent, tương đương 0,5%, cao hơn ở mức 114,65 USD/thùng. ..

Giá dầu lại tiến về mức đỉnh của 3 năm

Giá dầu hôm 8/1 tăng nhẹ, tiến sát đỉnh 3 năm trong bối cảnh số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ giảm.  
Ảnh minh họa.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 2 tăng 29 cent, tương đương 0,5%, l

Mức tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC tăng trong tháng 12

 
Khảo sát của Reuters cho thấy, OPEC tuân thủ mạnh với thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong tháng 12, do sản lượng của Venezuela tiếp tục sụt giảm và việc cắt giảm thêm của các nhà xuất khẩu..