Giá dầu có thể lên 300 USD/thùng nếu Iran xung đột Ả Rập Xê Út

Cuộc xung đột vũ trang giữa Riyadh và Tehran có thể để lại tác động lớn lên thị trường dầu mỏ và kinh tế thế giới.

Lực lượng an ninh Ả Rập Xê Út

Theo Russia Today, giới chuyên gia phân tích dự báo nếu xảy ra chiến tranh giữa hai nước, giá dầu có thể tăng đến 500%.

Chuyên gia Mikhail Mashchenko tại eToro cho hay: “Giá năng lượng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột. Chúng ta hãy nhớ đến vùng Kurdistan của Iraq, nơi xuất khẩu khoảng 550.000 thùng dầu/ngày thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta có thể thấy giá dầu tăng mạnh lên 150-200 USD/thùng trong ngày đầu tiên của cuộc chiến. Nếu Ả Rập Xê Út và Iran tấn công các cơ sở dầu của nhau, giá cả có thể tăng vọt lên 300 USD”.

Nhà phân tích đầu tư Ivan Karyakin của Global FX chỉ ra rằng vùng có thể xảy ra xung đột cung cấp 1/3 lượng dầu toàn cầu. Ả Rập Xê Út, Iran, Iraq, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait, Oman và Qatar cùng nhau sản xuất khoảng 28 triệu thùng dầu/ngày, gần bằng 30% sản lượng dầu thế giới. Vì thế, giá cả có thể tăng vọt ngay đến 150-180 USD/thùng trong trường hợp chiến tranh.

“Sau đó mọi thứ sẽ phụ thuộc vào thời gian xung đột. Thị trường thế giới sẽ sống sót hai hoặc ba ngày xung đột. Nếu cuộc xung đột kéo dài một tuần, giá cả sẽ tăng đến 200 USD/thùng hoặc cao hơn và điều này sẽ để lại hậu quả lâu dài vì các kho dự trữ sẽ dần cạn”, ông Karyakin nói.

Dù vậy, giới phân tích cho rằng cuộc chiến giữa Riyadh và Tehran khó xảy ra vì nó không có lợi cho Nga và Trung Quốc. Ông Karyakin cho hay: “Nga là đối tác của nhiều nước đang có xung đột ở Trung Đông. Nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới Trung Quốc, nước chịu nguy cơ cao nhất trong trường hợp xung đột xảy ra, sẽ sử dụng tất cả ảnh hưởng của họ lên Iran và Mỹ để ngăn ngừa xung đột”.

Trong trường hợp chiến tranh, thế giới sẽ mất khoảng 20% sản lượng dầu thô. Đây là tin xấu với các nước nhập khẩu dầu. Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu – các cỗ máy kéo kinh tế thế giới – sẽ là các bên bị tác động mạnh bởi giá dầu tăng.

Giá dầu khí tăng mạnh có thể đe dọa sự ổn định của kinh tế thế giới, kéo cao lạm phát. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vẫn tương đối thấp, lạm phát tăng vọt sẽ khiến phần lớn dân số thế giới rơi vào cảnh đói nghèo. Các nhà nhập khẩu, xuất khẩu dầu sẽ bị buộc phải cắt giảm giá để ngăn ngừa cảnh này xảy ra. Thêm vào đó, chiến tranh không phải là viễn cảnh có lợi cho cả Iran và Ả Rập Xê Út. 

Nguồn tin: thanhnien.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

TT dầu TG ngày 4/1: Giá vẫn gần mức cao nhất giai đoạn 2014/2015

 Giá dầu vẫn gần những mức cao nhất được thấy trong năm 2014/2015, với các thị trường hạn hẹp trong bối cảnh căng thẳng tại Iran và do việc tiếp tục cắt giảm sản lượng của OPEC.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ ..

Giá xăng dầu hôm nay 22/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 22/6/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 22/6.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 22/6
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 22/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức ..

Đã đến lúc bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Dù khẳng định hoàn toàn có thể bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhưng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng sẽ cần lựa chọn thời điểm thích hợp để quyết định. Trong khi đó, các chuy

Sản lượng dầu thô của Libya giảm 400.000 thùng/ngày do xung đột: NOC

Sản lượng dầu thô Libya giảm khoảng 400.000 thùng/ngày – tương đương gần một nửa – do các cuộc tấn công quân sự vào các cảng dầu phía đônglà Ras Lanuf và Es Sider, ..