Cuộc họp OPEC tháng 6 được các nhà phân tích đoán trước với sự lo sợ, với khả năng giá dầu sụp đổ nếu Saudi Arabia và Nga quyết định tăng sản lượng.
Các quan chức khẳng định rằng Moscow và Riyadh đang thảo luận tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, điều này trái ngược với lời nhận xét của Khalid Al Falih, Bộ trưởng Năng lượng Saudi, và người đồng cấp Nga Alexander Novak, rằng một cuộc thảo luận đang diễn ra mặc dù giới hạn vẫn chưa được thảo luận.
Trong khi giá dầu giảm mạnh, những tuyên bố rất mơ hồ của hai người ủng hộ thỏa thuận sản xuất OPEC hiện tại nên được xem như một cách trực tiếp hơn để thông báo “chúng tôi sẽ không làm gì cả, trừ khi trường hợp cần điều đó”. Chuyện mà các nhà phân tích có xu hướng quên đi đó là tuyên bố này đến sau một lời buộc tội của tổng thống Mỹ Donald Trump, người đổ lỗi cho OPEC về việc giữ giá ‘rất cao một cách giả tạo’.
Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa cân bằng. Các nhà sản xuất chính của OPEC là Ảrập Xêút, UAE và Kuwait, và nước đứng đầu ngoài OPEC là Nga, không thể gặt hái được lợi lộc từ sự gia tăng sản xuất vào lúc này.
Việc đặt ra một mối đe dọa mới trên thị trường rằng nguồn cung mới đang được đưa vào sớm có thể kích hoạt sự sụt giảm xoắn ốc mà không phải Saudi Arabia hay Nga sẽ có thể kiểm soát. Những hậu quả tiêu cực của việc tăng sản lượng lần trước vẫn còn ám ảnh các nhà chiến lược dầu mỏ của Nga và Saudi. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo này dường như đã cảm thấy cần thiết cho hoạt động truyền thông sau khi Trump viết trên Twitter, và các nhà nhập khẩu châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu phàn nàn về giá dầu cao.
Nhìn vào hợp đồng dầu thô tương lai, một bức tranh có thể được vẽ bởi một thị trường đang được thống trị bởi nhà đầu cơ giá xuống. Giá đang cho thấy xu hướng đi xuống, hiện đang làm yên lòng các nước tiêu dùng. Tuy nhiên, những sự cổ vũ này có thể rất nhanh chóng trở thành một chuyện trong quá khứ. Những nhà đầu cơ giá lên vẫn chưa quay trở lại thị trường, rủi ro địa chính trị leo thang cùng với khủng hoảng chính trị rõ ràng ở Ý, Iran và Saudi Arabia, họ có thể sớm sẵn sàng để thống lĩnh.
Nhìn vào các nguyên tắc cơ bản thực sự trên thị trường, có ít nguy cơ giá dầu sẽ giảm. Sự điều chỉnh hiện tại có thể chỉ là một hoạt động chốt lời, và hầu hết các nguyên tắc cơ bản đang chỉ ra một đợt tăng giá nữa trong ngắn hạn.
Cuộc khủng hoảng Iran đang nóng lên và có thể dẫn đến một cuộc đấu đá nội bộ. Phương tiện truyền thông chính thống cho đến nay chỉ xuất bản một phần nhỏ các báo cáo về tình hình xấu đi ở trong nước. Xuất khẩu dầu và xăng thấp hơn được dự báo sau mùa hè do các hiệu ứng đầu tiên của lệnh cấm vận từ Mỹ trở nên rõ ràng. Hiện nay, xuất khẩu của Iran sang châu Âu đã được báo cáo là giảm, trong khi Vitol, nhà kinh doanh dầu lớn nhất thế giới cảnh báo rằng không có tìm cách tránh lệnh trừng phạt.
Cùng lúc đó, thành viên bất hạnh nhất của OPEC, Venezuela, đã chứng kiến sự sụp đổ sản xuất trong vài tháng qua. Bất ổn nội bộ đang diễn ra và cuộc khủng hoảng kinh tế ở Venezuela đã khiến sản lượng giảm 600.000 thùng/ngày so với sản lượng năm 2016 và các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ làm cho ngành dầu mỏ nước này suy sụp.
Sự kết hợp khối lượng xuất khẩu thấp hơn của Iran và Venezuela sẽ khiến thị trường rất khó khăn, theo như dự đoán thì 1-1,5 triệu thùng/ngày có nguy cơ bị mất trong những tháng tới. Sự gia tăng sản xuất của Ả rập Xê-út và Nga sẽ chỉ làm giảm một phần sự thay đổi đáng kể này. Vậy tại sao Riyadh và Moscow nên cung cấp thêm dầu thô trong khi khối lượng dự trữ toàn cầu dưới mức trung bình được đặt ra, và hai nước nà hiện đang gặt hái được những lợi ích tài chính trong cuộc chiến đấu đau đớn cho sự ổn định? Không có lý do hợp lý. Đồng thời, như một số nhà phân tích đã tuyên bố rằng ngay cả khi cả hai quyết định sẽ tăng sản lượng của họ, thì cũng phải mất khoảng 4-6 tháng mới ra tới thị trường. Việc sản xuất không giống như đổ đầy nước vào hồ bơi ở nhà. Nó cần có thời gian.
Các công ty khai thác đá phiến của Mỹ cũng không có khả năng cứu vãn tình thế. Hiện tại, tin tức đang nổi lên rằng sản lượng tăng tại các lưu vực đá phiến của Mỹ đang bị nghẽn lại do thiếu công suất đường ống để đưa khối lượng dầu này ra thị trường. Một điều mà nhiều người không hiểu, là đá phiến của Mỹ KHÔNG phải là một nhà sản xuất chi phối, và sẽ không bao giờ.
Không chỉ các nguyên tắc cơ bản cho thấy khả năng giá tăng là rất sớm, mà những vấn đề chính trị ở một số nước OPEC nổi bật dường như cũng bị lờ đi một lần nữa. Kết quả bất ngờ từ các cuộc bầu cử ở Iraq, khi giáo sĩ cực đoan dòng Shi’ite chống lại phương Tây Muqtadah Al Sadr đã trở thành quan chức coi việc bổ nhiệm các chức vụ chính trị cao cấp báo trước điềm không hay trong tương lai gần. Sự bất ổn gia tăng hoặc thậm chí là cuộc chiến giáo phái mới được dự báo là sẽ trở lại. Nhất là khi Al Sadr chọn lập trường chống lại Iran, thậm chí đôi khi còn đồng nhất với quan điểm của Saudi về tương lai của đất nước.
Saudi Arabia vẫn đang vật lộn với các mối đe dọa trong nước. Sau khi lạc quan về những thay đổi được đưa ra bởi Thái tử Mohammed bin Salman, nước này đang chật vật không chỉ để thực hiện các dự án siêu lớn được trình bày mà còn với những ảnh hưởng từ những thay đổi xã hội đang diễn ra. Vị thế của King Salman và MBS rất mạnh, nhưng vẫn chịu áp lực nội bộ nghiêm trọng hoặc thậm chí là những mối đe dọa hoàn toàn. Những tuần cuối cùng, MBS đã không được nhìn thấy rõ ràng ở Vương quốc này, và nhiều tin đồn xuất hiện nói rằng anh ta có thể bị thương hoặc thậm chí đã chết. Tuy nhiên, những tin đồn này không nên tin hoàn toàn, làm mất sự ổn định của Riyadh là có lợi cho Doha và Tehran.
Nếu bất ổn và các mối đe dọa sản xuất không đủ, thì các chính trị gia Italy đã mang đến thêm một yếu tố nữa. Cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp đột nhiên xuất hiện ở quốc gia châu Âu quan trọng này có thể đe dọa không chỉ đến tương lai của nền kinh tế Ý, mà còn gây lo ngại về một cuộc khủng hoảng đồng Euro nữa.
Tình huống khủng hoảng đồng Euro, nếu lan sang các thành viên EU khác, có thể gây ra một mối đe dọa giảm giá đối với thị trường dầu mỏ.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời