Giá dầu có tuần tăng mạnh nhất trong 8 tháng do căng thẳng tại Trung Đông

Tuần qua, giá năng lượng chứng kiến mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2017 khi nguy cơ Iran bị áp đặt các lệnh trừng phạt mới càng tăng và việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến năm 2019. 

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng mạnh lên mức đóng cửa cao nhất trong 8 tuần trong phiên 23/3 đã giúp giá dầu ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong 8 tháng qua. Tính chung trong tuần, giá dầu ngọt nhẹ WTI vọt 5,6%, giá dầu Brent leo dốc 6,4%

Trong phiên giao dịch ngày 19/3, giá dầu lao dốc cùng với đà mất điểm của thị trường chứng khoán Mỹ. Theo chuyên gia phân tích thị trường Brian LaRose thuộc United-ICAP, thị trường chứng khoán suy yếu là nhân tố chính đẩy giá dầu đi xuống trong phiên này.

Hoạt dộng khai thác dầu tại Mỹ.

Ngày 22/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa cựu Đại sứ John Bolton làm Cố vấn An ninh Quốc gia mới, kế nhiệm ông H.R. McMaster. Ông Bolton được biết đến với quan điểm cứng rắn về Iran và Triều Tiên.

Rob Fraser, chuyên gia phân tích hàng hóa tại Schneider Electric, cho rằng ông Bolton có thể làm gia tăng những lo ngại rằng Mỹ sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt mới đối với Iran, nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới tại Trung Đông. Các lệnh trừng phạt mới với Iran sẽ tác động tiêu cực đến sản lượng dầu của nước này.

Động lực tăng giá dầu trong phiên này là nhờ phát biểu của Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi Khalid al-Falih khẳng định OPEC sẽ tiếp tục hợp tác với Nga cũng như các nhà sản xuất dầu chủ chốt khác để hạn chế nguồn cung đến năm 2019 nhằm giảm lượng tồn kho toàn cầu. Ngày 22/3, Bộ trưởng Khalid al-Falih cho biết các nước trong và ngoài OPEC cùng với Nga cần phải tiếp tục thực hiện hiệu quả thỏa thuận cắt giảm sản lượng để hạn chế nguồn cung trên thị trường toàn cầu đến năm 2019.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters (Anh), ông Falih cho biết: “Chúng dự định sẽ xem xét lại thỏa thuận cắt giảm vào giữa năm nay khi chúng tôi nhóm họp tại Vienna. Chúng tôi cũng hy vọng vào cuối năm nay sẽ xác định cơ chế điều hành sản xuất dầu của OPEC trong năm 2019”.

Mặc dù đưa ra nhận định mối quan hệ thương mại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tác động tới các thị trường dầu mỏ, tuy nhiên đa số các nhà phân tích đều đánh giá nhu cầu dầu toàn cầu vẫn ở mức cao.

Ngân hàng Morgan Stanley của Mỹ cũng cho biết sự phục hồi nhu cầu theo mùa trong những tháng tới và căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông vẫn sẽ là các yếu tố chính hỗ trợ giá dầu trong dài hạn.

Nguồn tin: kinhtedoti.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu có thể vọt ngưỡng 80 USD/thùng | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu vượt ngưỡng 80 USD/thùng, Nga, Mỹ cùng hưởng lợi. 
Dự báo của Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs mới đây đã đưa ra quan điểm lạc quan nhất trong việc cân bằng lại thị trường dầu v

Dầu thô thế giới tăng tuần thứ 5 liên tiếp do bất ổn tại Ả Rập Saudi

Thị trường dầu mỏ thế giới chứng kiến tuần tăng thứ năm liên tiếp do tâm lý lo ngại về tình hình bất ổn chính trị tại Trung Đông có thể khiến nguồn cung dầu bị gián đoạn. 
Tính ..

Bản tin video sáng ngày 06-01-22: Giá dầu thô thế giới tiếp tục leo dốc | Hoanghungpetro.com.vn

Thị trường dầu thô tiếp tục tăng trong suốt phiên giao dịch hôm thứ Tư khi chúng ta tiếp tục chứng kiến dầu thô được đặt mua ở mức giá cao hơn, bất chấp thực tế là OPEC đang giải phóng nhiều dầu hơn…

Kuwait đầu tư hơn 500 tỷ USD vào các dự án dầu mỏ | Hoanghungpetro.com.vn

Ngày 31/1, Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu mỏ Kuwait Petroleum Corp (KPC) của Kuwait, ông Nezar al-Adasani cho biết, nước này có kế hoạch chi hơn 500 tỷ USD để thúc đẩy hoạt động sản xuất dầu mỏ ..