Giá dầu hôm nay 4/1/2022 giảm nhẹ

Thông tin OPEC tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 2/2022 và giá khí đốt hạ nhiệt đã kéo giá dầu hôm nay đi xuống.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 4/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 75,96 USD/thùng, giảm 0,12 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 78,92 USD/thùng, giảm 0,06 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu ngày 4/1 có xu hướng giảm nhẹ khi mà thị trường dầu thô ghi nhận nhiều dữ liệu cho thấy triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu thô không “nóng” như dự báo.

Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, vừa ghi nhận dữ liệu về số doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập mới thấp hơn số doanh nghiệp giải thể. Theo giới chuyên gia, xu hướng này có thể khiến tăng trưởng kinh tế của nước này không như kỳ vọng trong năm 2022.

Sau thời gian tăng “nóng”, liên tiếp lập kỷ lục, giá khí đốt đã quay đầu giảm mạnh trong những phiên giao dịch gần đây. Theo ghi nhận, giá gas ngày 3/1 đã giảm hơn 1% xuống 3,73 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 2/2022.

Giá khí đốt giảm khi nhu cầu khí đốt trên thị trường đã hạ nhiệt do thời tiết đã trở lên ấm hơn.

Trong khi nhu cầu dầu có dấu hiệu suy yếu thì về phía cung, OPEC vẫn cho thấy sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày như kế hoạch.

Giá dầu hôm nay có xu hướng giảm mạnh bởi đồng USD mạnh hơn.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu ngày 4/1/2022 cũng được hỗ trợ bởi các dự báo lạc quan về thị trường dầu thô trong năm 2022.

Theo báo cáo từ Uỷ ban Kỹ thuật chung (JTC) của OPEC , tác động của biến thể Omicron là không lớn và không kéo dài khi các nước đã có sự chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với diễn biến của dịch bệnh.

Báo cáo cũng giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2022 là 4,2 triệu thùng/ngày, và con số của năm 2021 là 5,7 triệu thùng/ngày.

Bên cạnh đó, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 lạc quan cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu hôm nay không rơi vào trạng thái lao dốc.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.550 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 23.295 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 17.579 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 16.518 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.745 đồng/kg.

Nguồn tin: PetroTimes

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

OPEC có thể “nới lỏng” hạn mức cắt giảm sản lượng

Chỉ vài tuần trước, các quan chức hàng đầu đến từ các quốc gia OPEC đã ra tuyên bố làm vững tâm cho thị trường rằng việc cắt giảm sản lượng của nhóm sẽ vẫn có hiệu lực đến hết năm 20..

Giá xăng dầu hôm nay 21/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 21/6/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 21/6.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 21/6
Ghi nhận vào lúc 6h30 ngày 21/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức ..

Giá dầu đạt mức cao nhất kể từ năm 2014 do bất ổn tại Iran

Chiều ngày 2/1, giá dầu mở đầu phiên giao dịch năm 2018 chạm đỉnh kể từ năm 2014 vì tình trạng bất ổn tại Iran và nỗ lực cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dẩu mỏ (OPEC) và Nga.

Iran tìm cách xuất khẩu dầu mỏ bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ | Hoanghungpetro.com.vn

 Iran ngày 6/10 tuyên bố, sẽ thực hiện mọi biện pháp để có thể xuất khẩu dầu và không khuất phục trước những lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Nhà máy lọc dầu ở trên bờ thuộc dự án South..