Giá dầu hôm thứ Năm tăng, và kết thúc quý I tăng thứ ba liên tiếp trong bối cảnh một số diễn biến địa chính trị có lợi cho giá dầu.
Ảnh minh họa.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 5 chốt phiên tăng 56 cent, tương đương 0,9%, lên mức 64,94 USD/thùng tại thị trường New York. Tính cả tuần, giá dầu này giảm 1,4% nhưng tăng 5,6% trong cả tháng 3, theo số liệu của FactSet. Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu này tăng khoảng 7,7%.
Giá dầu Brent giao tháng 5 tăng 74 cent, tương đương 1,1%, lên mức 70,27 USD/thùng tại thị trường LondonGias dầu này giảm 0,3% từ đầu tuần, nhưng tăng 8,6% từ đầu tháng và 6,3% trong quý I.
Giá dầu Brent giao tháng 5 lại vượt mốc 70 USD/thùng giữa lo ngại Mỹ có thể rút khỏi thỏa thuận quốc tế đạt được năm 2015 nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, và sẽ áp lệnh trừng phạt kinh tế mới lên Iran.
Ngoài ra, các chuyên gia phân tích cho rằng việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang xem xét thay đổi mục tiêu tồn kho dầu thô từ mức trung bình 5 năm sang mức trung bình 7 nằm là nhằm đẩy giá dầu lên nữa.
OPEC và một số nước phi thành viên đã giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2017 so với mức trung bình 5 năm gần nhất nhằm loại bỏ sự dư cung trên toàn cầu. Tuy nhiên, bản thân khối này vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về giá mục tiêu. Saudi Arabia muốn giá tăng trên mức 70 USD/thùng, còn Iran lại muốn giá dầu chỉ ở quanh mức 60 USD/thùng để kìm chế các công ty dầu đá phiến Mỹ.
Việc sản lượng dầu từ Venezuela giảm mạnh, do tác động của khủng hoảng kinh tế, đang giúp OPEC đạt được mục tiêu của mình. Tuy vậy, việc một số nước thành viên OPEC như Nigeria và Libya có thể tăng sản lượng cũng khiến hiệu ứng này mất đi.
Sản lượng dầu thô từ bên ngoài khối này, nhất là Mỹ, vẫn là một mối lo ngại lớn, mặc dù Baker Hughes hôm thứ Năm cho biết số giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ giảm 7 chiếc xuống còn 797 chiếc trong tuần này.
Nguồn tin: Bizlive.vn
Trả lời