Giá dầu sẽ ra sao sau coronavirus?

 

Sự bùng phát coronavirus ở Trung Quốc đang là chủ đề chính trong một tháng nay, tác động lên giá dầu và khiến OPEC cuống cuồng tìm cách để ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm lại sự suy giảm trong khi các nhà sản xuất nhỏ hơn của Mỹ phải vật lộn với việc trả nợ trong bối cảnh giá cả trì trệ.

Đầu tuần trước, sự lạc quan đã quay trở lại thị trường chứng khoán và giá dầu đã tăng trong một thời gian ngắn khi các đề xuất bắt đầu xuất hiện rằng virus có thể đã đạt đến đỉnh điểm. Và sau đó, Trung Quốc đã thay đổi phương pháp tính các trường hợp mới, điều đó có nghĩa là con số này tăng vọt, làm chậm lại đà tăng giá dầu. Cổ phiếu có thể đã tiếp tục tăng, nhưng dầu vẫn duy trì ở mức thấp.

Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Đây cũng là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, chiếm hơn 20% tổng lượng dầu xuất khẩu toàn cầu. Không có gì ngạc nhiên khi giá dầu phản ứng với mọi tin tức từ Trung Quốc.

Ảnh hưởng tức thì của sự bùng phát coronavirus đối với giá dầu là điều dễ thấy. Cách ly kiểm dịch đã hạn chế đi lại nghiêm trọng, làm giảm nhu cầu nhiên liệu. Các nhà tinh chế quốc doanh đã cắt giảm một phần mười mức xử lý dầu thô của họ trong tháng này và sẽ cắt giảm thêm trong tháng 3, theo OilX. Theo báo cáo của Reuters, việc cắt giảm chung của PetroChina, Sinopec và CNOOC trong tháng 2 là khoảng 940.000 thùng/ngày. Các nhà tinh chế tư nhân cắt giảm nhiều hơn, với OilX tính toán mức cắt ở mức 25%.

Tuy nhiên, trong một bước ngoặt có phần đáng ngạc nhiên, Bloomberg đã báo cáo rằng các nhà tinh chế tư nhân đã thực hiện xong một cuộc mua bán dầu, tận dụng mức giá thấp.

Bây giờ, dựa trên tất cả những điều đó, người ta có thể lập luận rằng tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với nhu cầu dầu sẽ là tạm thời và thời điểm dịch bệnh bắt đầu tàn lụi cùng với sự hoảng loạn mà nó gây ra, nhu cầu về các sản phẩm dầu sẽ bắt đầu cải thiện. Tuy nhiên, sự bùng phát dịch có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc đủ để dẫn đến một giai đoạn kéo dài hơn của nhu cầu trì trệ và giá dầu.

Nền kinh tế Trung Quốc có thể làm chậm lại tốc độ tăng trưởng còn 5% trong năm nay vì coronavirus, Gaurav Sharma của Forbes đã viết trong tuần trước. Đó sẽ là 1 điểm phần trăm thấp hơn so với mức mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMFn dự báo cho nền kinh tế Trung Quốc tháng trước. Tăng trưởng GDP 5% vẫn sẽ vượt trội so với nền kinh tế toàn cầu, mà IMF thấy mức tăng trưởng là 3,3% trong năm nay, nhưng nó sẽ thấp hơn mức mà các nhà xuất khẩu dầu đã hy vọng. Trong một nền kinh tế lớn như vậy, mỗi phần trăm tăng hoặc giảm đều tạo ra sự khác biệt cho giá cả.

Trên thực tế, nền kinh tế Trung Quốc đã trở nên rất cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu, đó là điều mà các nhà đầu tư nên theo dõi để có được những hiểu biết về đầu tư. Điều đó và giá dầu, Ivan Martchev từ MarketWatch đã nói trong một bài viết gần đây. Trong đó, ông lưu ý rằng sự chậm lại trong nền kinh tế Trung Quốc sẽ có hậu quả toàn cầu và sẽ tác động mạnh đến các cổ phiếu năng lượng.

Nếu giá dầu thô làm được như năm 2015 – đỉnh điểm là mức thấp nhất trong tháng 1 năm 2016 là 26 USD/thùng – có một xu hướng giảm đáng kể đối với cổ phiếu của cả các công ty năng lượng tích hợp và các công ty dịch vụ dầu hơn,” ông Martchev viết, lưu ý rằng hầu hết các cổ phiếu năng lượng đã hoạt động kém hơn các chỉ số vì niềm tin của nhà đầu tư thấp hơn và những thách thức dai dẳng đến từ giá cả và sự thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sang các nguồn ít gây ô nhiễm hơn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm như vậy. Chẳng hạn, huyền thoại quỹ đầu cơ Ray Dalio cho rằng trong khi những ảnh hưởng ngắn hạn của sự bùng phát coronavirus là đáng kể, những điều này có thể bị phóng đại.

“Tôi nghĩ rằng kết quả rất có thể là virus này sẽ là phiên bản lớn hơn của SARS mà sẽ có tác động tạm thời đáng kể nhưng sẽ không có ảnh hưởng lâu dài, do đó, giá cả thị trường giảm liên quan đến nó có lẽ đang trở nên cường điệu,” Dalio nói trong một bài đăng trên LinkedIn.

Rõ ràng là giá dầu sẽ vẫn trì trệ cho đến khi dịch bệnh tồi tệ nhất này kết thúc. Câu hỏi thú vị là khả năng dầu sẽ sẽ tăng bao nhiêu khi điều này xảy ra? Đáng buồn thay, với sự gia tăng hiện tại và rõ ràng trong nguồn cung toàn cầu, điều này có thể bị hạn chế, sẽ tiếp tục giảm nếu việc phong tỏa cảng dầu Libya kết thúc sớm. Tuy nhiên, nếu nó tiếp tục diễn biến như hiện tại và nếu nhu cầu của Trung Quốc phục hồi đủ nhanh, sẽ có một tin tốt cho các nhà xuất khẩu dầu.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Ngành dầu mỏ của Nga đang đối mặt với một cuộc cải cách thuế lớn

Một cuộc cải tổ lớn về thuế trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga sắp sửa bắt đầu gây áp lực cho thu nhập của các công ty dầu lớn. Các nhà máy lọc dầu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì..

Giá xăng dầu hôm nay 14/6: Dầu thô tiếp đà giảm, xăng dầu trong nước lập đỉnh mới

Sau khi tăng nhẹ vào cuối phiên 13/6, giá dầu đã quay đầu giảm trong bối cảnh đồng USD vọt lên mức cao nhất 20 năm. Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu cũng được ghi nhận mức cao kỷ lục mới.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 14/6/2022, theo giờ V..

Nhu cầu dầu tinh chế của Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 3% trong năm 2018 | Hoanghungpetro.com.vn

Nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đối với dầu tinh luyện có thể sẽ tăng 3% trong năm 2018 và chậm lại trong trung và dài hạn, theo một báo cáo công nghiệp dự đoán.
Mỹ sẽ trở thành nh

Giá xăng tiếp tục tăng mạnh, lên mức 32.370 đồng/lít

Theo quyết định của liên Bộ Công Thương – Tài chính, từ 15h chiều 13/6, giá xăng trong nước đồng loạt tăng, xăng E5 RON 92 tăng 880 đồng/lít lên mức 31.110 đồng/lít và xăng RON 95 tăng 800 đồng/lít lên mức 32.370 đồng/lít.
Chiều 13/6, Liên Bộ Tài ..