Giá dầu tăng vọt khi mức độ tuân thủ của OPEC đạt kỷ lục mới
Sản lượng dầu của OPEC tiếp tục giảm, chạm mức thấp nhất trong một tháng ở tháng Tư.
OPEC’s oil production continues to decline, hitting a one-year low in April.
Việc tuân thủ thỏa thuận OPEC / phi OPEC đạt một mức cao kỷ lục nữa do sụt giảm 70.000 thùng/ngày trong tháng 4, đưa tổng sản lượng xuống 32,12 triệu thùng/ngày. Phần lớn là do sản lượng sụt giảm liên tục ở Venezuela, cộng với sản xuất suy giảm từ các mỏ dầu già ở Angola. Sự gắn kết mạnh mẽ giữa các thành viên khác của OPEC đã giúp đẩy tỷ lệ tuân thủ của nhóm trong tháng Tư lên 162 phần trăm, theo một cuộc khảo sát của Reuters, tăng nhẹ so với tháng Ba.
Sản lượng sụt giảm ở Venezuela không phải là một bất ngờ. Sản lượng nước này đã xuống dưới 1,5 triệu thùng/ngày, giảm 600.000 thùng/ngày kể từ năm 2016. Quốc gia này đang trong tình trạng khủng hoảng và sự đàn áp gần đây đối với nhân viên Chevron ở nước này báo trước sản lượng sẽ còn giảm nhiều hơn nữa, đặc biệt là nếu như các công ty tư nhân còn lại bắt đầu cắt giảm nhân sự và chi tiêu.
Nhưng một nguồn khác làm giảm sản lượng mà phần lớn không được chú ý tới trong phương tiện truyền thông phương Tây. Theo Reuters, Angola đang sản xuất ít hơn 260.000 thùng/ngày so với hạn mức sản xuất OPEC giao cho nước này. Các mỏ dầu của Angola đang bị cạn kiệt tự nhiên, một vấn đề khó để đảo ngược. Các mỏ dầu ngoài khơi của Angola rất tốn kém để bảo dưỡng, và có ít dấu hiệu cho thấy việc đầu tư cần thiết sắp tới.
Nhìn chung, OPEC đã sản xuất tổng cộng ít hơn 610.000 thùng/ngày so với mục tiêu mà nhóm đã đề ra trong tháng 4. Đó là khoảng cách đáng kể. Bởi vì hầu hết các dự báo thị trường dầu đều cho rằng OPEC sẽ tuân thủ chặt chẽ các mục tiêu sản xuất, chứ không phải theo sản lượng, hầu hết các nhà phân tích dự đoán vào đầu năm 2018 rằng thị trường dầu sẽ thấy tồn kho tăng trở lại trong quý II. Nhưng với sản xuất sụt giảm nghiêm trọng ở Venezuela và Angola, cùng với nhu cầu mạnh mẽ, cho thấy điều đó sẽ không xảy ra.
Tỷ lệ tuân thủ mạnh mẽ đang nhanh chóng thắt chặt thị trường dầu. Mức tồn kho toàn cầu có thể gần với trung bình 5 năm, mặc dù vì dữ liệu được xuất bản với độ trễ hai tháng, nên thật khó để nói trong thời gian thực. Điều đó làm tăng khả năng rằng những cắt giảm sẽ làm thị trường dầu thắt chặt quá mức, vì OPEC chủ yếu nhìn qua gương chiếu hậu khi nó đánh giá tình trạng cung và cầu. Và mọi thứ sẽ chỉ trở nên chặt chẽ hơn khi năm tiếp theo.
Câu chuyện xung quanh sự tăng trưởng bùng nổ của đá phiến Mỹ phần lớn tập trung vào thời điểm và bao nhiêu công ty khai thác sẽ làm ngập thị trường. Những dự báo thị trường dầu đầy táo báo dự đoán rằng đá phiến của Mỹ sẽ tăng trưởng nhanh đến nỗi nó sẽ không chỉ bù đắp cho những cắt giảm của OPEC, mà còn có thể mang lại nguồn cung thừa, đẩy giá dầu giảm trở lại.
Nhưng tâm lý đã thay đổi đáng kể trong vài tuần qua. Bây giờ, ngày càng nhiều nhà phân tích xem sự tăng trưởng của đá phiến Mỹ là điều cần thiết để ngăn tình trạng thiếu hụt nguồn cung và tăng giá tiếp theo.
Một yếu tố quan trọng hỗ trợ giá lên cho dầu là tiềm năng đá phiến Mỹ hoạt động kém hiệu quả. Sự lo lắng ngày càng lớn tình trạng tắc nghẽn có thể xảy ra ở Permian, điều này có thể làm chậm tăng trưởng. Đúng là như thế, vẫn còn hơi sớm để nói liệu đá phiến có bật lên trước một số hạn chế về sản xuất hay không. Các cuộc khao sát hàng tuần của EIA tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, giá giảm mạnh cho dầu ở Midland, TX cho thấy tình trạng ùn ứ đường ống là có thật. Có thể là một vài tháng trước khi mức độ đầy đủ của vấn đề trở nên rõ ràng, nhưng nếu tăng trưởng đá phiến chậm lại sớm hơn và lớn hơn nhiều so với hầu hết các dự báo đưa ra thì giá dầu gần như chắc chắn sẽ tăng cao hơn.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tất cả các con mắt sẽ đổ dồn vào chính quyền Trump vì đang xem xét số phận của thỏa thuận hạt nhân Iran.
Commerzbank cho biết: “Hoạt động khoan tăng ở Mỹ không gây bất kỳ trở ngại nào cho giá dầu, nói cách khác, nhất là khi không có dấu hiệu giải quyết tranh chấp về thỏa thuận hạt nhân với Iran”.
Thị trường dầu đang trên bờ vực quá thắt chặt ngay cả trước khi chúng ta xem xét Iran. Khi thêm vào mức sản lượng có khả năng bị mất từ quốc gia Hồi giáo này, giả định có thể mất 500.000 thùng/ngày trong năm đầu tiên sau khi các lệnh trừng phạt được tái áp đặt, thì giá có khả năng tăng lên đáng kể. Hôm thứ Hai, Thủ tướng Israel cho biết ông có bằng chứng cho thấy Iran đang gian lận thỏa thuận hạt nhân. Cho dù bằng chứng giá trị hay không, thì thông báo này cũng sẽ có tác dụng làm gia tăng căng thẳng giữa Iran với Mỹ trước quyết định quan trọng của chính quyền tổng thống Trump để rút khỏi hiệp ước hạt nhân.
Danh sách các yếu tố làm tăng giá dầu tiếp tục tăng, trong khi yếu tố làm giảm giá trông có vẻ ít đi qua từng ngày.
Hiện nay, cơ chế điều hành giá xăng dầu là theo thị trường có sự điều tiết của Nhà nước (Nghị định 83/2014). Nhưng trên thực tế, thị trường xăng dầu đã không còn vận hành như những q..
Sự biến động của đồng bạc xanh và số liệu cho thấy sản lượng dầu thô Mỹ đang ở mức cao kỷ lục khiến giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm 1% và dầu Brent sụt 2,2% trong tuần qua.
Trong phiên giao dịch đầu tuần (29/1), gi
Giá dầu châu Á phiên chiều 12/1 đã trượt khỏi mức cao nhất tính từ tháng 12/2014 ghi nhận hồi phiên trước đó.
Giá dầu châu Á rời khỏi mức “đỉnh” của ..
Một tháng sau khi KRG bỏ phiếu ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý để tìm kiếm sự độc lập từ Iraq, cuối cùng Baghdad đã có phản ứng. Sáng sớm ngày 16 tháng 10, các lực lượng Iraq..
Trả lời