Giá LNG vẫn chưa chạm trần | Hoanghungpetro.com.vn

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay đã tăng vọt trong năm nay khi châu Âu bất ngờ trở thành một khách hàng lớn nhằm nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Kể từ năm ngoái, giá LNG giao ngay đã tăng 267%, đạt trung bình 57 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh trong tuần tính đến ngày 19/8, theo dữ liệu của Reuters. Tuy nhiên, mức giá này không phản ánh tình hình nguồn cung LNG.

Nhà báo Clyde Russell của Reuters lưu ý trong một chuyên mục rằng LNG xuất khẩu sang thị trường lớn nhất châu Á đạt 20,59 triệu tấn trong tháng này và 21,34 triệu tấn vào mỗi tháng trong tám tháng đầu năm.

Con số này thực sự giảm so với khối lượng trung bình hàng tháng tới châu Á trong 8 tháng đầu năm ngoái, Russell chỉ ra, trích dẫn dữ liệu của Refinitiv, cho thấy mức trung bình là 23,03 triệu tấn.

Nói cách khác, lượng LNG vào châu Á năm nay sẽ ít hơn một chút so với năm ngoái, với mức giá trung bình hàng năm dưới 15 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh. Tuy nhiên, nhiều LNG sẽ xuất hiện ở châu Âu trong năm nay, đẩy giá LNG giao ngay toàn cầu tăng.

Trong tám tháng đầu năm nay, nhập khẩu LNG vào châu Âu đã cao hơn gần 63% so với khối lượng của cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của Refinitiv cũng cho thấy. Điều đó làm cho tỷ lệ nhập khẩu trung bình hàng tháng là 10,62 triệu tấn, tăng so với 6,53 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.

Mức chênh lệch khoảng 4 triệu tấn LNG trong nhu cầu hàng tháng đã đẩy giá lên cao ngất ngưởng và gây ra những lo lắng về sự an toàn của nguồn cung. Công bằng mà nói, những gián đoạn cũng không giúp được gì.

Việc Freeport LNG đóng cửa có tác động nghiêm trọng đến giá LNG vì cơ sở này chiếm 1/5 công suất hóa lỏng và xuất khẩu của Hoa Kỳ. Shell đã phải tạm ngừng sản xuất tại cơ sở LNG nổi Prelude ở Úc vì cuộc đình công của công nhân, và trạm LNG ở Đảo Bonny của Nigeria đang hoạt động với công suất thấp hơn bình thường vì không đủ nguồn cung khí đốt, là hệ quả của các vụ trộm cắp và phá hoại đường ống.

Ngay cả khi Freeport đóng cửa, vẫn có đủ khí đốt cho tất cả mọi người nếu không xuất hiện nhu cầu tích trữ LNG bổ sung thêm ồ ạt của châu Âu trước mùa đông. Những nước đang phát triển nghèo hơn đã phải từ bỏ những lô hàng LNG mà họ không còn đủ khả năng chi trả, phải rơi vào cảnh mất điện.

Đúng thật là như vậy, ngay cả thành viên EU là Bulgaria đã phải hủy hai trong ba lô hàng LNG của Mỹ mà chính phủ trước đó đã yêu cầu vì giá quá cao, không hợp lý về mặt kinh tế.

Đồng thời, các hợp đồng LNG dài hạn dường như không phải là một sự thay thế thực sự cho thị trường giao ngay, ít nhất là đối với các quốc gia như Đức. Đầu năm nay, Bộ trưởng Kinh tế Đức đã đến thăm Qatar để đàm phán một thỏa thuận cung ứng nhưng đã ra về tay trắng vì các điều kiện mà phía Qatar đề xuất, bao gồm thời hạn của thỏa thuận.

Mặc dù vậy, LNG dường như vẫn là sự thay thế hợp lý duy nhất của châu Âu cho khí đốt qua đường ống của Nga. Đơn cử như, việc lắp đặt các trạm LNG nổi sẽ mất thời gian ngắn hơn so với xây dựng đường ống, và đây chính xác là những gì Đức đang làm hiện nay, hy vọng sẽ có hai trong số các trạm LNG này sẵn sàng cho mùa đông năm nay.

Pháp dường như ủng hộ việc bổ sung các trạm nhập khẩu LNG hơn là các đường ống dẫn khí đốt để giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng. Một lần nữa, lý do là vì các trạm nhập khẩu LNG cần thời gian ngắn hơn để hoàn thành. Và điều này có nghĩa là ‘cơn khát’ LNG của châu Âu chỉ có thể tăng lên trong những năm tới.

Đến lượt điều này có thể làm thắt chặt tình hình nguồn cung, và nó có thể sẽ xảy ra: việc mở rộng công suất LNG nằm trong chương trình nghị sự của nhiều nhà sản xuất, nhưng chúng cần thời gian, giống như việc xây dựng cơ sở mới, chẳng hạn như trạm xuất khẩu LNG được Canada nghiên cứu trong chuyến thăm tuần này của Thủ tướng Đức tại Ottawa. Và điều này đồng nghĩa giá thậm chí sẽ còn lên cao hơn nữa.

Nguồn tin: xangdau.net  

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Việt Nam xuất siêu 18,72 tỷ USD trong 10 tháng năm 2020 bất chấp Covid-19

 Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 10/2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 51,2 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3% so với tháng trước. Trong đó, tổng trị giá ..

BP: Tăng trưởng năng suất của Permian có lẽ đã bắt đầu chững lại

Trong 5 năm qua, sản lượng đá phiến của Mỹ đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục về năng suất khi các cải tiến được áp dụng trong công nghệ fracking và bí quyết chung, nhưng dữ liệ..

Xăng gánh 8.000đ thuế môi trường: Bộ Tài chính quyết tâm

   Dù nhiều chuyên gia còn lo lắng, tuy nhiên Bộ Tài chính đã chính thức có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng dự án sửa đổi Luật Thuế BVMT. 
..

Giá năng lượng tăng 59% trong năm 2021

Theo một báo cáo mới của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), giá năng lượng vào cuối năm 2021 cao hơn 59% so với đầu năm.
Sự bùng nổ về giá năng lượng — nhiều hơn so với mức tăng của các mặt hàng khác — phần lớn là nhờ sự phục hồi kinh tế từ đại d..