Giá xăng kéo CPI tháng 6 tăng 0,69%, GDP quý II tăng 6,42%

Giá xăng dầu, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 6 tăng 0,69% so với tháng trước, trong khi GDP cũng tăng 6,42%.

Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.

3 nguyên nhân chính khiến CPI tăng là do giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao theo giá nhiên liệu thế giới, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu cũng tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển cao.

Trong mức tăng của CPI tháng 6, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 3,62%. 

Chỉ số giá vàng và USD ngược chiều nhau trong tháng này. Trong khi vàng giảm 1,14% so với tháng trước thì USD lại tăng 0,72%.

Một chỉ số khác “đo” sức khỏe nền kinh tế cũng được quan tâm là tổng sản phẩm quốc nội GDP quý II/2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011 – 2021.

GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cũng cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (đóng góp 5,07%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70% (đóng góp 48,33%), khu vực dịch vụ tăng 6,60%, (đóng góp 46,6%).

Nguồn tin: VTC News

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các “đại gia” dầu mỏ Mỹ ủng hộ chính sách đánh thuế carbon | Hoanghungpetro.com.vn

Thuế carbon sẽ bắt đầu ở mức 40 USD/tấn CO2 và sau đó sẽ tăng dần lên.
Ngày 20/6, nhiều hãng sản xuất dầu mỏ lớn của Mỹ, và lần đầu tiên bao gồm cả Exx..

Yếu tố sợ hãi của thị trường dầu: Cái nào lớn hơn, OPEC hay Trung Quốc?

Từ các cuộc phỏng vấn đúng lúc và các bài phát biểu trên sóng truyền thông cho đến việc cắt giảm sản lượng đang siết chặt thị trường, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih đ

OPEC, Nga xem xét liên minh dầu mỏ kéo dài 10 tới 20 năm

 
Saudi Arabia và Nga đang xem xét về một hiệp ước dài hạn trong lịch sử, có thể kéo dài việc kiểm soát nguồn cung dầu thô thế giới trong nhiều năm của các nhà xuất khẩu chủ c..

Dự báo giá dầu của ANZ trước cuộc họp OPEC

Cuộc họp OPEC vào ngày 22 tháng 6 tại Vienna về giới hạn nguồn (nới lỏng thỏa thuận) có thể là chủ đề hàng đầu.
ANZ đã công bố một báo cáo dự báo hữu ích cho thời gi..