Hàng hóa TG sáng 22/11: Giá bạch kim, vàng, dầu…tăng

– Phiên giao dịch 21/11 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 22/11 giờ VN), giá dầu, vàng, bạch kim, cà phê arabica … đều tăng.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng bởi các nhà đầu tư hy vọng cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) – dự kiến sẽ diễn ra trong tuần tới – sẽ mang lại những thông tin tích cực cho mặt hàng dầu.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 1/2018 trên sàn New York tăng 0,41 USD lên 56,83 USD/thùng; dầu Brent giao cùng kỳ hạn trên sàn London cũng tăng 0,35 USD lên 62,57 USD/thùng.

OPEC và một số nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt khác, trong đó có Liên bang Nga, dự định sẽ nhóm họp vào ngày 30/11 để thảo luận về việc liệu có nên tiếp tục gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng nữa hay không nhằm chấm dứt tình trạng dư cung toàn cầu và hỗ trợ giá “vàng đen”.

Trong khi đó, đồng USD yếu đi đã thúc đẩy tâm lý trên thị trường đối với dầu mỏ, mặt hàng được giao dịch bằng đồng tiền này. Chỉ số đồng USD, thước đo của “đồng bạc xanh” với sáu đồng tiền chủ chốt khác, đã giảm 0,14% xuống 93,92 vào cuối phiên giao dịch.

Tuy nhiên, thị trường dầu vẫn đang trong giai đoạn nhạy cảm. Các yếu tố cơ bản nhìn chung không có sự thay đổi lớn, và biến động giá chủ yếu phụ thuộc vào kế hoạch sắp tới của các nước sản xuất dầu chủ chốt.

Trong khi các nhà đầu tư hy vọng OPEC sẽ gia hạn thoả thuận cắt giảm sản lượng thì theo thông tin mới nhất, Nga có thể không ủng hộ Các thành viên của OPEC đã thống nhất với nhiều nước đồng minh khác trong việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng nữa tức là đến tháng 12/2018.

Tuy nhiên, ông Chris Weafer, đối tác cấp cao tại Macro-Advisory cho biết trong khi việc Nga không ủng hộ kéo dài thỏa thuận cắt giảm là một ý niệm điên rồ nhưng đặt trong bối cảnh quốc gia này đang ưu tiên thay đổi nền công nghiệp thì lại là điều hợp lý.

Ông cũng bổ sung thêm nếu giá dầu giữ ở ngưỡng 60- 65 USD, khả năng Moscow ủng hộ việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm qua tháng 3/2018 là điều gần như không thể. Nga sẽ vẫn hưởng lợi ngay cả khi giá dầu chỉ ở khoảng 55 USD/thùng. Đồng thời, bất cứ động thái giá dầu tăng nào xảy ra thì Mỹ lại tăng cường sản lượng dầu đá phiến. Ông Weafer tin rằng mức giá này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Nga trở nên đa dạng hóa.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng và bạch kim tăng mạnh do đồng USD đi xuống trong bối cảnh giới đầu tư đang chờ đợi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 11.

Giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.280,63 USD/ounce, vàng giao tháng 12/2017 cũng tăng 0,5% (6,4 USD) và khép phiên ở mức 1.281,7 USD/ounce.

Biên bản cuộc họp dự kiến được Fed công bố ngày 22/11 có thể sẽ đưa ra những tín hiệu về chính sách tiền tệ của Mỹ trong tương lai. Theo nhà phân tích Jens Pedersen của Danske Bank, nhiều khả năng Fed sẽ có thêm các đợt nâng lãi suất nữa trong năm tới. Điều này tác động bất lợi tới giá vàng, nhưng Fed vẫn cần những bằng chứng cho thấy lạm phát tại Mỹ đang được cải thiện để có thể chắc chắn về đường hướng tăng lãi suất của họ.

Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ, bởi lãi suất tăng tuy sẽ giúp đồng USD mạnh lên song lại làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản an toàn như vàng.

Thị trường vàng cũng được hưởng lợi từ hoạt động mua vào các tài sản an toàn (trong đó có vàng) của giới đầu tư trước những biến động chính trị đang diễn ra tại nước Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Công ty nghiên cứu thị trường BMI Research mới đây đã hạ dự báo giá vàng trong năm 2018 xuống 1,300 USD/ounce và 1.325 USD/ounce cho năm 2019, viện dẫn rằng mức nâng lãi suất của Fed sẽ cao hơn kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, BMI Research nhận định rằng những bất ổn chính trị và lạm phát trong năm tới sẽ trợ sức cho giá vàng.

Về những kim loại quý khác, giá bạch kim tiếp tục tăng thêm 1,2% và giao dịch ở mức 934,5 USD/ounce. Giá bạc tăng thêm 0,2% lên 16,94 USD/ounce sau khi để mất 2,3% hồi phiên thứ Hai – mức mất giá theo ngày lớn nhất kể từ ngày 26/9 của kim loại này.

Theo báo cáo hàng quý mới nhất của Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới (WPIC), thị trường bạch kim toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng thiếu cung trong năm 2018 do nhu cầu trang sức và các ngành công nghiệp phục hồi giữa lúc sản lượng giảm. Dự báo mức thiếu hụt trên thị trường bạch kim thế giới trong năm tới có thể lên tới 275.000 ounce so với khoảng 15.000 ounce năm nay.

Tăng trưởng hai con số ở Ấn Độ và thị trường ổn định ở Trung Quốc được dự đoán sẽ làm nhu cầu trang sức từ bạch kim tăng 3% trong năm 2018, và sẽ ghi dấu lần tăng đầu tiên kể từ năm 2014.

Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 3 tăng 0,9 US cent tương đương 0,7% lên 1,2665 USD/lb, sau khi giảm 3,4% trong 2 phiên trước đó. Robusta giao tháng 1 giảm 9 USD tương đương 0,5% xuống 1.801 USD/tấn.

Rabobank dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ dư thừa 3 triệu bao trong niên vụ 2018/19, chủ yếu là arabica, sau khi thiếu hụt 4,7 triệu bao trong vụ 2017/18.

Nông dân Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu thu hoạch vụ cà phê chính từ giữa tháng 11. Điều kiện thời tiết thuận lợi với lượng mưa phù hợp đã giúp cà phê chín nhanh hơn và sẵn sàng để thu hoạch. Theo đó, giới thương lái ước tính, sản lượng cà phê niên vụ 2017 – 2018 sẽ trở về ngưỡng trung bình.

Đường giảm giá trên cả 2 sàn giao dịch. Đường thô giao tháng 3 giảm 0,1 US cent tương đương 0,7% xuống 14,88 US cent/lb, trong khi đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 2,3% tương đương 0,6% xuống 386,50 USD/tấn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ mới đây dự báo sản lượng đường thế giới có thể chạm mức 185 triệu tấn trong vụ mùa 2017/2018 với lượng tiêu thụ cũng tăng lên 174 triệu tấn. Cả 2 con số đều là ngưỡng cao nhất từ trước đến nay. Lý do một phần là do sản lượng đường của Brazil đã lên tới 40,2 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, sản lượng đường ở Ấn Độ và Thái Lan phục hồi do điều kiện thời tiết thuận lợi; diện tích trồng mía đường ở Trung Quốc mở rộng và hạn ngạch sản xuất đường ở EU đã hết cũng là những yếu tố khiến sản đường toàn cầu tăng mạnh. 

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

11/11

/-

/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

56,83

0,41

0,64%

Dầu Brent

USD/thùng

62,57

0,35

0,45%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

41.920,00

-60,00

-0,14%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,05

0,01

0,16%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

175,42

1,04

0,60%

Dầu đốt

US cent/gallon

192,97

-0,24

-0,12%

Dầu khí

USD/tấn

559,25

3,25

0,58%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

57.250,00

-50,00

-0,09%

Vàng New York

USD/ounce

1.282,50

7,20

0,56%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.623,00

5,00

0,11%

Bạc New York

USD/ounce

17,01

0,16

0,97%

Bạc TOCOM

JPY/g

61,20

-0,80

-1,29%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

936,33

13,26

1,44%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

1.002,45

11,32

1,14%

Đồng New York

US cent/lb

314,45

2,90

0,93%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.828,00

51,00

0,75%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.086,00

-18,00

-0,86%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.163,00

-17,00

-0,53%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19.475,00

0,00

0,00%

Ngô

US cent/bushel

356,25

-0,25

-0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

442,75

4,25

0,97%

Lúa mạch

US cent/bushel

267,50

-3,50

-1,29%

Gạo thô

USD/cwt

12,36

-0,02

-0,16%

Đậu tương

US cent/bushel

989,00

-1,00

-0,10%

Khô đậu tương

USD/tấn

320,70

-1,30

-0,40%

Dầu đậu tương

US cent/lb

34,25

0,15

0,44%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

514,90

-1,10

-0,21%

Cacao Mỹ

USD/tấn

127,80

2,05

1,63%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

14,87

-0,11

-0,73%

Đường thô

US cent/lb

166,95

-0,35

-0,21%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

70,62

-0,23

-0,32%

Bông

US cent/lb

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

430,10

0,40

0,09%

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

192,70

2,70

1,42%

Cao su TOCOM

JPY/kg

1,40

0,00

-0,21%

Ethanol CME

USD/gallon

127,80

2,05

1,63%

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hàng hóa TG sáng 25/7: Giá ít biến động

Thị trường hàng hóa thế giới phiên giao dịch 24/7 (kết thúc vào rạng sáng 24/7 giờ VN) giá ít biến động. Có hai cuộc họp đang chi phối nhiều đến giá hàng hóa, đ

Mỹ đặt ra vấn đề trừng phạt khiến cho thị trường dầu có thể gặp rủi ro

Trump đã thực hiện không một chút bí mật nào rằng nghị trình “thống trị năng lượng” bao gồm việc thu lợi về tài chính và địa chính từ việc bán nhiều khí tự..

OPEC kỳ vọng ảnh hưởng của Omicron đối với thị trường dầu chỉ nhẹ và tạm thời

OPEC hy vọng ảnh hưởng của biến thể Omicron lên giá dầu là nhẹ và tạm thời, Reuters đưa tin, trích dẫn một báo cáo kỹ thuật của nhóm.
“Tác động của biến thể mới Omicron được kỳ vọng ​​sẽ nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn, khi thế giới được tran..

Nhu cầu về nguồn nhiên liệu tăng mạnh khiến cho giá dầu kéo dài đà tăng trưởng

GIÁ DẦU KÉO DÀI ĐÀ TĂNG NHỜ NHU CẦU NHIÊN LIỆU TĂNG MẠNH Giá dầu tăng cao hơn vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Sáu 19/8, kéo dài đợt tăng sang ngày thứ ba, […]