Phiên giao dịch 29/6 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 30/6 giờ VN), giá nhiều mặt hàng chủ chốt đồng loạt tăng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng nhẹ sau khi số liệu của chính quyền Mỹ cho thấy dự trữ xăng dầu ở nước này giảm trong tuần vừa qua, và đồng USD giảm trong phiên vừa qua.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 8/2017 trên sàn New York tăng 0,19 USD lên 44,93 USD/thùng; giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn trên sàn London nhích thêm 0,11 USD lên đóng cửa ở mức 47,42 USD/thùng.
Trong khi đó, USD càng yếu càng làm thị trường giao dịch thêm sôi động do giá dầu tính theo USD trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác.
Chỉ số USD, thước đo “sức khỏe” của đồng bạc xanh so với sáu đồng tiền chủ chốt khác, đã giảm 0,43% xuống 95,954 điểm vào cuối phiên giao dịch 29/6.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của nước này tăng 118.000 thùng trong tuần tới 23/6, trong khi sản lượng trong tuần giảm 100.000 thùng/ngày, xuống 9,3 triệu thùng/ngày, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2016. Bên cạnh đó, dự trữ xăng cũng giảm 894.000 thùng, nhiều hơn so với mức dự báo giảm 583.000 thùng của các chuyên gia, cho thấy nhu cầu bắt đầu tăng. Các nhà giao dịch và các nhà phân tích cho rằng việc sản lượng của Mỹ giảm trong tuần trước liên quan đến các yếu tố mang tính tạm thời như cơn bão nhiệt đới Cindy ở vịnh Mexico và công tác bảo dưỡng ở Alaska.
Tuy nhiên, nguồn cung nhiên liệu trên toàn cầu vẫn cao dù Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất khác đã thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày tổng cộng kể từ tháng 1/2017.
OPEC và các nước sản xuất lớn khác hồi tháng 5 đã nhất trí gia hạn thỏa thuận trên tới tháng 3/2018. Tuy nhiên, Nigeria và Libya được miến không phải tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng này.
Các đại diện của OPEC cho biết sẽ không sớm cắt giảm thêm sản lượng hay kết thúc những miễn trừ, mặc dù cuộc họp tại Nga vào tháng tới có thể cân nhắc các bước đi tiếp theo để hỗ trợ thị trường.
OPEC đã thực hiện tốt việc cắt giảm sản lượng, ở mức 104% tính đến nay và 106% trong tháng Năm, chủ yếu nhờ những nỗ lực giảm sản lượng nhiều hơn mức cam kết của Saudi Arabia.
Goldman Sachs cho rằng, hoạt động khai thác dầu đá phiến và sản lượng của Libya cũng như Nigeria bất ngờ tăng mạnh đang làm chậm tốc độ giảm dự trữ trong năm 2017, gây rủi ro cho việc đưa dự trữ dầu về mức bình thường khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC kết thúc.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ tại Mỹ và châu Âu làm giảm nhu cầu đầu tư vào kim loại quý này.
Trên sàn New York, giá vàng giao tháng 8 giảm 3,3 USD (0,26%) và đóng cửa ở mức 1.245,80 USD/ounce.
Lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ, nhất là trái phiếu kỳ hạn 10 năm, và các trái phiếu châu Âu như trái phiếu của Đức, đã vọt lên mức cao nhất trong hơn một tháng. Các chuyên gia nhận định đây là yếu tố làm giảm sức hấp dẫn của các kim loại quý như vàng và bạc.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 9 giảm 13,7 US cent (0,82%) xuống 16,654 USD/ounce; giá bạch kim giao tháng 10 giảm 1,1 USD (0,12%) xuống 923,1 USD/ounce.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô vừa qua phiên tăng mạnh nhất trong vòng 9 tháng do hoạt động mua đầu cơ mạnh sau khi giá xuống thấp nhất 16 tháng.
Đường thô giao tháng 10 giá tăng 0,74 US cent tương đương 5,8% lên 13,5 US cent/lb, từ mức 12,74 US cent của phiên trước đó.
Đường thô sắp kết thúc quý 2 với mức giảm khoảng 20% giá trị, là quý thứ 3 liên tiếp giảm giá.
Đường trắng giao tháng 8 giá tăng 12,90 USD tương đương 3,3% lên 399,70 USD/tấn.
Cà phê cũng tăng giá do hoạt động mua mang tính kỹ thuật, với arabica giao tháng 9 giá tăng 1,95 US cent tương đương 1,6% lên 1,2635 USD/lb; robusta giao tháng 9 giá tăng 40 USD tương đương 1,9% lên 2.132 USD/tấn.
Thị trường đang tập trung vào triển vọng nguồn cung arabica, với lo ngại về khả năng thiếu hụt trong niên vụ 2017/18.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay ước tính giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2016.
ĐVT |
Giá |
/- |
/- (%) |
|
Dầu thô WTI |
USD/thùng |
44,93 |
0,19 |
0,39% |
Dầu Brent |
USD/thùng |
47,42 |
0,11 |
0,18% |
Dầu thô TOCOM |
JPY/kl |
33.350,00 |
-90,00 |
-0,27% |
Khí thiên nhiên |
USD/mBtu |
3,04 |
0,00 |
0,07% |
Xăng RBOB FUT |
US cent/gallon |
148,80 |
0,24 |
0,16% |
Dầu đốt |
US cent/gallon |
144,67 |
0,07 |
0,05% |
Dầu khí |
USD/tấn |
432,00 |
-2,50 |
-0,58% |
Dầu lửa TOCOM |
JPY/kl |
48.050,00 |
-110,00 |
-0,23% |
Vàng New York |
USD/ounce |
1.245,70 |
-0,10 |
-0,01% |
Vàng TOCOM |
JPY/g |
4.478,00 |
-29,00 |
-0,64% |
Bạc New York |
USD/ounce |
16,66 |
0,01 |
0,04% |
Bạc TOCOM |
JPY/g |
60,00 |
-0,70 |
-1,15% |
Bạch kim giao ngay |
USD/t oz. |
919,20 |
-1,59 |
-0,17% |
Palladium giao ngay |
USD/t oz. |
851,77 |
-0,44 |
-0,05% |
Đồng New York |
US cent/lb |
269,25 |
-0,30 |
-0,11% |
Đồng LME 3 tháng |
USD/tấn |
5.940,00 |
59,00 |
1,00% |
Nhôm LME 3 tháng |
USD/tấn |
1.915,00 |
19,00 |
1,00% |
Kẽm LME 3 tháng |
USD/tấn |
2.755,50 |
21,50 |
0,79% |
Thiếc LME 3 tháng |
USD/tấn |
20.025,00 |
580,00 |
2,98% |
Ngô |
US cent/bushel |
370,75 |
1,25 |
0,34% |
Lúa mì CBOT |
US cent/bushel |
498,25 |
2,25 |
0,45% |
Lúa mạch |
US cent/bushel |
261,75 |
-1,00 |
-0,38% |
Gạo thô |
USD/cwt |
11,86 |
-0,05 |
-0,42% |
Đậu tương |
US cent/bushel |
925,00 |
0,25 |
0,03% |
Khô đậu tương |
USD/tấn |
299,90 |
0,00 |
0,00% |
Dầu đậu tương |
US cent/lb |
32,83 |
-0,03 |
-0,09% |
Hạt cải WCE |
CAD/tấn |
483,50 |
-0,90 |
-0,19% |
Cacao Mỹ |
USD/tấn |
1.861,00 |
-23,00 |
-1,22% |
Cà phê Mỹ |
US cent/lb |
126,35 |
1,95 |
1,57% |
Đường thô |
US cent/lb |
13,50 |
0,74 |
5,80% |
Nước cam cô đặc đông lạnh |
US cent/lb |
133,90 |
-4,50 |
-3,25% |
Bông |
US cent/lb |
67,24 |
-0,41 |
-0,61% |
Lông cừu (SFE) |
US cent/kg |
— |
— |
— |
Gỗ xẻ |
USD/1000 board feet |
352,50 |
10,00 |
2,92% |
Cao su TOCOM |
JPY/kg |
204,10 |
-1,30 |
-0,63% |
Ethanol CME |
USD/gallon |
1,49 |
0,00 |
0,27% |
Nguồn tin: Vinanet.vn
Trả lời