Thời gian này năm ngoái, tất cả các ngân hàng lớn mà bị OPEC và Nga gây bất ngờ một tháng trước đó bằng việc đồng ý cắt giảm sản lượng đang tự hỏi liệu thỏa thuận này sẽ kéo dài bao lâu. Quan điểm áp đảo là thái độ hoài nghi. Các nhà phân tích cho biết, thỏa thuận sẽ tan rã trong vài tháng, hoặc các nhà sản xuất sẽ gian lận theo thói quen của họ. Ngoài ra, một số người cho rằng, đá phiến của Mỹ sẽ phát triển nhanh đến mức nó sẽ bù lại bất cứ mức cắt giảm nào của OPEC, Nga và các đồng minh.
Một năm qua nhanh, và những ngân hàng này hiện đang thay đổi giọng điệu của họ như là một thực tế mới đặt ra: bây giờ họ đang tranh nhau để đưa ra dự báo giá có xu hướng đi lên cho dầu thô. Goldman Sachs là người mới đây nhất từ bỏ chủ nghĩa hoài nghi và dự đoán Brent sẽ đạt 80 USD/thùng trong vòng 6 tháng. Một vài ngày trước đó, JP Morgan đã dự báo Brent sẽ đạt mức 78 USD trong vài tháng.
Vào giữa tháng 1, BofA đã nâng dự báo giá Brent lên 64 USD/thùng, mức mà hiện tại trông có vẻ không đủ cho triển vọng đi lên, so với mức mà Goldman và JP Morgan dự báo. Morgan Stanley rơi vào mức giữa, dự đoán rằng Brent sẽ thỉnh thoảng chạm 70-75 USD vào nửa đầu năm nay, ổn định khoảng 75 USD/thùng trong quý thứ ba.
Những điều chỉnh này được thúc đẩy bởi sự miễn cưỡng chấp nhận thực tế của các ngân hàng: OPEC và Nga đã làm điều không thể tưởng tượng nổi – họ đã xoay xở giảm tồn kho toàn cầu đủ để đẩy giá lên cao.
Công bằng mà nói, những nghi ngờ này là hợp lý. Iraq, một thành viên không bao giờ đạt được hạn mức sản xuất của mình, vì vậy Saudi Arabia đã phải can thiệp vào và cắt giảm sâu hơn mức mà nó đã đồng ý. Sản lượng của Venezuela giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ qua vào năm ngoái, nhưng không phải vì nó muốn như vậy. Sự suy giảm này là hậu quả tự nhiên của những năm quản lý yếu, thiếu đầu tư, và các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, giá dầu cũng được hỗ trợ bởi gián đoạn sản xuất ở Libya và Nigeria, và vào cuối năm 2017, do ngừng hoạt động đường ống Forties ở Biển Bắc, cũng như sự lạc quan ngày càng lớn về kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu thô.
Việc đá phiến không san bằng mức cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày, là cũng đúng và đi ngược lại với những gì mà hầu hết các nhà phân tích dự đoán ban đầu. Tuy nhiên, những kỳ vọng này khá lạc quan. Số liệu EIA cho thấy suốt 12 tháng kể từ ngày 27 tháng 1 năm 2017 đến ngày 26 tháng 1 năm 2018, sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ đã tăng 1 triệu thùng/ngày. Đó là điều duy nhất được dự đoán một cách hợp lý, vì một năm trước, các nhà sản xuất đá phiến vẫn còn đang quay cuồng với sức ép từ đợt sụp đổ giá năm 2014. Họ cũng thận trọng hơn sau lần sụp đổ này, cảnh giác với việc đẩy mạnh quá trình sản xuất quá nhanh quá nhiều.
Vì vậy, các ngân hàng đã sai. OPEC đã chứng minh họ sai, và nó có thể gây khó chịu một chút. Người ta sẽ nghĩ rằng điều này sẽ khiến họ thận trọng hơn với những dự báo của mình, nhưng các ngân hàng hiện đang tung ra những dự báo lạc quan, nhưng điều này có thể trở lại ám ảnh họ. Nhiều cảnh báo đang xuất hiện rằng giá dầu cao hơn có thể dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu đi chệch hướng và làm giảm nhu cầu. Ngoài ra, vấn đề về vị thế giá lên cao kỷ lục đối với dầu thô và dầu thành phẩm. Những tình huống như vậy thường dẫn đến một sự điều chỉnh, và sự điều chỉnh đó có thể là một vấn đề lớn, mặc dù ảnh hưởng của nó có thể là tạm thời.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời