Hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ gây tổn hại kinh tế toàn cầu

Tổng thư ký OPEC đã cảnh báo rằng quyết định của Tổng thống Donald Trump từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ gây hại cho nền kinh tế toàn cầu.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNNMoney, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo nói rằng bất kỳ yếu tố nào ngăn cản sự vận hành trơn tru của ngành công nghiệp dầu mỏ “sẽ không có lợi cho nền kinh tế toàn cầu.”

“Bất kể yếu tố không liên quan nào ảnh hưởng đến cung hoặc cầu, không nghi ngờ gì nữa chắc chắn nó sẽ đưa thị trường vào tình trạng mất cân bằng, vốn không phải là lợi ích của người sản xuất, hay sự quan tâm của người tiêu dùng”, ông nói khi được hỏi về hậu quả của việc rời bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran.

Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận của Iran, mà ông đã mô tả là “thỏa thuận tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay”. Ông đã công bố quyết định chấm dứt thỏa thuận hôm thứ Ba.

Mỹ và các cường quốc khác đã đồng ý dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt kinh tế dưới một thỏa thuận năm 2015 để đổi lấy việc Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của mình. Các biện pháp trừng phạt đã hạn chế đầu tư và sản xuất năng lượng, và ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran đã quay trở lại kể từ khi cấm vận được dỡ bỏ.

Xuất khẩu dầu của Iran đã tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm 2016, và câu hỏi lớn là liệu thị trường sẽ có thể đối phó với nguồn cung giảm mạnh không nếu các biện pháp trừng phạt được áp đặt lại.

Lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung đã khiến cho giá dầu tăng đột biến. Giá cả đã tăng gần 13% trong tháng qua và đạt mức cao nhất kể từ năm 2014.

Barkindo nói rằng việc tăng giá đã được thúc đẩy bởi “biến động thường quay trở lại thị trường” như là kết quả của “căng thẳng địa chính trị.”

Ông Barkindo nói rằng OPEC sẽ tiếp tục tìm kiếm một thị trường dầu cân bằng.

Nhóm này và các đồng minh  đồng ý cắt giảm sản lượng vào cuối năm 2016, một phản ứng với tình trạng cung vượt cầu và giá dầu sụp đổ. Thỏa thuận đã được gia hạn cho đến cuối năm 2018.

Tổng thư ký cho biết đã mất bốn năm “dài” để OPEC có được ngày hôm nay, với giá dao động quanh mức 70 đô la.

Barkindo cho biết nhóm đã cam kết thực hiện thỏa thuận, nhưng ông gợi ý rằng điều kiện thị trường có thể thúc đẩy một sự thay đổi.

“Chúng tôi luôn linh hoạt. Không có gì là bất khả xâm phạm trong thị trường này,” Barkindo cho biết.

Nguồn: xangdau.net/CNNMoney

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Liệu sự điều chỉnh giá dầu có quá chậm?

Giá dầu tăng mạnh trong tuần đầu tiên của năm 2018, được hỗ trợ bởi nguy cơ địa chính trị gia tăng và thời tiết lạnh đột ngột ở miền Đông Hoa Kỳ, nhưng ‘cơn bão hoàn hảo’ mà đẩy giá dầu tăn..

Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu xăng dầu

Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu xăng dầu do thiếu hụt trung bình khoảng 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO mỗi năm trong 5 năm tới. 
Một báo cáo của Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn ng

Sự suy giảm không thể tránh khỏi của ngành công nghiệp dầu mỏ Nga

Theo nghiên cứu của Rystad Energy cho thấy, bất chấp việc Nga cắt giảm sản lượng dầu nghiêm trọng trong năm nay, doanh thu từ thuế sẽ tăng đáng kể lên hơn 180 tỷ USD do giá dầu tăng đột biến. Con số này cao hơn lần lượt 45% và 181% so với năm 2021 và..

Mỹ ‘bật đèn xanh’ xuất khẩu khí đốt hóa lỏng sang Venezuela

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã gia hạn vào thứ Năm cho phép xuất khẩu và tái xuất khẩu khí hóa lỏng sang Venezuela cho đến tháng 7 năm 2023.
Khí hóa lỏng (LPG) chủ yếu được sử dụng ở Venezuela làm nhiên liệu nấu ăn và giấy phép chung đầu tiên cho xuất khẩ..