Các thành viên OPEC Iran và Venezuela có thể mất gần 30% sản lượng dầu của họ trong năm tới do các lệnh cấm vận của Mỹ và biến động kinh tế, đòi hỏi nguồn cung cấp bổ sung từ các thành viên vùng Vịnh, IEA cho biết.
Trong dự báo chi tiết đầu tiên của mình cho năm 2019, IEA cho biết sản lượng dầu mới từ bên ngoài OPEC – đặc biệt là đá phiến Mỹ – đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, nhưng các quốc gia như Saudi Arabia vẫn có thể cần tăng sản lượng để bù đắp cho sự suy giảm cung từ các thành viên khác.
OPEC sẽ nhóm họp vào tuần sau và tranh luận xem liệu có nên khôi phục lại sản lượng mà nhóm đã dừng lại vào năm ngoái hay không. IEA, cơ quan giám sát việc sử dụng các kho dự trữ dầu khẩn cấp ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và Nhật Bản, đã đưa ra một tuyên bố nổi bật trong báo cáo hàng tháng về sự sẵn sàng ngăn chặn gián đoạn cung.
“Ngay cả khi khoảng trống nguồn cung Iran-Venezuela được lắp đầy, thị trường sẽ cân bằng vào năm tới, và giá dễ bị biến động tăng cao hơn trong trường hợp gián đoạn hơn nữa”, cơ quan có trụ sở tại Paris này cho biết.
Tranh cãi tiếp tục
OPEC đối mặt với áp lực chính trị căng thẳng khi đà tăng giá dầu lên mức cao nhất trong ba năm trên 80 USD/thùng đã làm dấy lên các cảnh báo về mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu và bị chỉ trích bởi tổng thống Mỹ Donald Trump. Saudi Arabia cho biết họ sẵn sàng ổn định giá bằng cách tăng nguồn cung, thiết lập một gian đoạn căng thẳng với các thành viên OPEC khi nhóm nhóm họp tại Vienna vào ngày 22/6.
Chính sách đối ngoại của Mỹ đang tăng cường sức mạnh cho vương quốc này, khi Tổng thống Trump tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với kẻ thù chính trị của Saudi Arabia, Iran, hầu như chắc chắn sẽ làm thắt chặt nguồn cung dầu toàn cầu.
Sản lượng của Iran có thể bị hạn chế vào năm tới khoảng 900.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 23%, IEA cho biết. Cơ quan này nhấn mạnh ước tính này là “kịch bản” chứ không phải là dự báo, dựa trên tác động của các biện pháp trừng phạt trước đó.
Venezuela, với sản xuất đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ do cuộc khủng hoảng kinh tế tác động lên cơ sở hạ tầng dầu mỏ, có thể thấy sản lượng của mình giảm thêm 550.000 thùng/ngày, hay 40%.
Các nhà sản xuất Trung Đông của OPEC, dẫn đầu bởi Saudi, có khả năng lấp đầy khoảng trống đó “một cách nahnh chóng” với mức bổ sung 1,1 triệu thùng/ngày nếu họ quay trở lại mức khai thác kỷ lục vào cuối năm 2016. Năm tới, họ có thể phải tiến xa hơn nữa.
Tăng trưởng đá phiến
Về lý thuyết, đáp ứng sự tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm tới không phải là vấn đề khi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng. Tiêu thụ sẽ tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2019, tốc độ tương tự như năm nay, trong khi các nhà sản xuất bên ngoài OPEC sẽ tăng thêm 1,7 triệu thùng/ngày, theo IEA.
Kết quả là, cần khoảng 31,6 triệu thùng/ngày từ OPEC trong năm 2019, thấp hơn một chút so với sản lượng nhóm này sản xuất trong tháng Năm.
Tuy nhiên, do Iran và Venezuela suy giảm, việc duy trì tổng mức cung sẽ đòi hỏi thêm nỗ lực từ phía Saudi và các thành viên vùng Vịnh khác. Các kho dự trữ dầu ở các nước phát triển đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm và sẽ giảm sâu hơn nữa nếu các quốc gia vùng Vịnh tiếp tục duy trì nguồn cung ổn định, cơ quan này cho biết.
Thông điệp của IEA cho biết cơ quan này “sẵn sàng tư vấn cho các chính phủ thành viên của mình về bất kỳ hành động nào có thể cần thiết” sẽ có khả năng cộng hưởng đến các nhà hoạch định chính sách OPEC. Trong năm 2011, khi nhóm này không phản hồi đề xuất của IEA để cung cấp thêm trong suốt cuộc nội chiến của Libya, các quốc gia IEA đã cửa các kho dự trữ khẩn cấp của họ.
Nguồn: xangdau.net/Bloomberg
Trả lời