IEA: Nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc sẽ đạt 15,5 triệu thùng vào năm 2040

Trong báo cáo Dự báo Năng lượng Thế giới phát hành ngày thứ Ba, cơ quan năng lượng quốc tế IEA cho biết nhu cầu dầu từ ngành giao thông vận tải của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2030, và sau đó sẽ giảm xuống, chủ yếu là do nhu cầu tiêu thụ xăng giảm đối với các loại xe chở khách ngày càng hiệu quả cũng như có nhiều xe chạy điện hơn.

Sự tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ  đi ngang của Trung Quốc phản ánh sự thay đổi cơ bản của nước này từ một nền kinh tế dựa vào công nghiệp sang nền kinh tế dựa vào dịch vụ và tiêu dùng. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phụ thuộc của Bắc Kinh vào nhập khẩu dầu mỏ, an ninh năng lượng và năng lượng hỗn hợp nói chung.

IEA cho biết, “Tương lai năng lượng của Trung Quốc sẽ không phải là sự tiếp nối của các xu hướng trước đây,” cơ quan này nói thêm rằng các lựa chọn về năng lượng của nước này sẽ có ý nghĩa sâu sắc đối với các thị trường, thương mại và đầu tư trên toàn cầu.

Dầu sẽ vẫn là xương sống của nhu cầu nhiên liệu vận tải của Trung Quốc đến năm 2030, tăng trưởng trung bình 3,3% mỗi năm, nhưng thị phần của nó sẽ giảm xuống chỉ còn trên ba phần tư, từ gần 90% hiện nay, IEA cho biết. 25% còn lại của nhiên liệu vận tải sẽ là nhiên liệu sinh học, khí đốt tự nhiên và điện.

IEA cho biết, Trung Quốc sẽ trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới vào đầu những năm thập niên 2030, vượt qua Mỹ và đạt mức 15,5 triệu thùng/ngày vào năm 2040. Nhưng sự suy thoái này có nghĩa là Ấn Độ sẽ trở thành nguồn cung nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất từ ​​năm 2025 .

Sự suy thoái trong tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ ở Trung Quốc sau năm 2030 chủ yếu là do sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu thụ xăng từ ô tô chở khách, bù trừ cho nhu cầu tiêu thụ diesel ổn định từ xe vận tải, nhu cầu tiêu thụ KO trong ngành hàng không và tiêu thụ FO nặng trong vận chuyển tàu biển.

Sự suy giảm nhu cầu xăng lần lượt do ba yếu tố chính: tăng trưởng xe chở khách đi ngang, hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn và sự gia tăng của xe điện.

Mức sở hữu xe hơi ngày nay ở Mỹ là khoảng 700 xe/1.000 người, trong khi ở Trung Quốc là gần 120 xe/1.000 người. Mức này dự kiến ​​sẽ tăng lên khoảng 375 chiếc/1.000 người vào năm 2040.

Theo IEA, chỉ trong năm 2016, 24,4 triệu xe chở khách đã được bán ở Trung Quốc, chiếm hơn 10% tổng số xe hơi ở Mỹ và là một kỷ lục về doanh số bán xe hàng năm ở một quốc gia.

Nhưng sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi một chính sách thuế thuận lợi đã kết thúc trong năm 2016 và quyền sở hữu xe hơi đã bắt đầu đi ngang ở một số thành phố như Bắc Kinh do các quy định chống ô nhiễm và tăng lên ở các thành phố nhỏ hơn.

Trung Quốc cũng đang cố gắng cắt giảm tăng trưởng nhu cầu dầu từ vận tải đường bộ bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu cho xe thương mại nặng. Các tiêu chuẩn này đã được áp dụng từ giữa năm 2012, đưa nước này trở thành một trong năm nước có các tiêu chuẩn như vậy, IEA cho biết. Các nước khác là Canada, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.

Ngoài ra, vận tải hàng hóa đường bộ dự kiến ​​sẽ tăng hiệu quả thêm 30% vào năm 2040, cơ quan giám sát năng lượng có trụ sở  Paris này cho biết.

Trung Quốc đã là thị trường xe điện lớn nhất với khoảng 40% doanh thu toàn cầu vào năm 2016. Các loại xe điện dự kiến ​​sẽ chiếm gần một phần năm doanh số bán xe mới của Trung Quốc vào năm 2025, và chiếm khoảng 25% lượng xe vào năm 2040, IEA nói.

“Thời điểm đỉnh điểm của tăng trưởng nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho xe chở khách là một trong những điều không chắc chắn lớn nhất trong triển vọng giao thông vận tải của Trung Quốc, mặc dù câu hỏi dường như ngày càng tăng là “khi nào” chứ không phải là “nếu”, ít nhất là cho đến khi không có sự đảo ngược của các chính sách hiện nay,” IEA nói thêm.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng tăng nhẹ từ 15h

Giá xăng RON 95 tại kỳ điều chỉnh lần này đã tăng 440 đồng/lít và ở mức 28.430 đồng/lít; xăng E5 RON 92 tăng 330 đồng/lít và ở mức 27.460 đồng/lít.
Từ 15h hôm nay, ngày 4/5, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu..

Hàng hóa TG tuần tới 6/5/2017: Giá dầu, vàng và đường giảm mạnh

Tuần qua giá một số mặt hàng chủ chốt giảm mạnh mặc dù hồi phục trong phiên cuối tuần.
Năng lượng: Dầu mỏ rớt giá mạnh bởi lo ngại thị trường sẽ còn tiếp tục..

Các bộ trưởng chủ chốt trong OPEC giữ kín chính sách sản lượng dầu sau cuộc họp Kuwait

Chỉ còn chưa đến ba tuần trước một cuộc họp quan trọng của OPEC, các bộ trưởng các nước vùng Vịnh đã xuất hiện hôm thứ Bảy sau một cuộc họp được sắp xếp vội vàng đã giữ kín việc liệu họ sẽ..

PVOIL – thương hiệu mạnh của ngành bán lẻ xăng dầu

Sau 10 năm phát triển và đặc biệt sau quá trình cổ phần hóa thành công, đến nay Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã và đang khẳng định vị thế, thương hiệu trên thị trường. Tuy..