Iran: Những biện pháp trừng phạt của Trump không thể ảnh hưởng tới dầu của chúng tôi

Khi vở kịch địa chính trị không chỉ diễn ra giữa Iran và Mỹ, mà là giữa Mỹ với các đồng minh EU của mình về quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 của Trump, Iran trịnh trọng tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ không thể ảnh hưởng tới xuất khẩu dầu của họ. Tất nhiên, có một sự báo trước trong tuyên bố đó và điều đó dựa trên việc EU có thể từ chối tuân thủ các quy định của Mỹ về việc trừng phạt lại Iran.

“Xuất khẩu dầu của Tehran sẽ vẫn không thay đổi nếu thỏa thuận hạt nhân Iran được EU cứu vãn sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định đa quốc gia này”, Zangeneh nói với các phóng viên sau cuộc gặp với Giám đốc năng lượng EU Miguel Arias Canete tại Tehran vào cuối tuần qua.

 Zangeneh nói rằng mọi quyết định mới trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cần sự nhất trí, và nói thêm, “Tôi tin rằng nếu Liên minh châu Âu giúp chúng tôi, mức xuất khẩu dầu của chúng tôi sẽ không thay đổi.”

Đó là một tuyên bố táo bạo ngay cả khi xem xét đến sức ép địa chính trị và kinh tế mà các thành viên EU có thể mang ra bàn bạc cho việc cùng nhau không tuân thủ theo các yêu cầu trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

EU khẳng định tính độc lập của mình

Hôm thứ Sáu, EU đã lờ đi quyền bá chủ của Mỹ ở một mức cao hơn khi EU công bố một loạt các biện pháp chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với tham vọng hạt nhân của Iran, trong đó có việc cho phép các nước thành viên thanh toán trực tiếp tiền mua dầu cho ngân hàng trung ương Iran cũng như khôi phục lại một đạo luật từ những năm 1990 cho phép các công ty EU lờ đi các biện pháp trừng phạt của Mỹ mà không sợ bị trả thù từ Washington.

Tuy nhiên, quan điểm mới của EU rất có thể sẽ khó thực hiện. Trước hết, điểm mấu chốt trong bất cứ căng thẳng mới nào với Washington buộc EU như là một tập thể và mỗi thành viên thực ra đều phải lựa chọn Mỹ hay là Iran. Do tầm ảnh hưởng, quy mô kinh tế và phạm vi tiếp cận chính trị rộng lớn của Mỹ, các thành viên EU khó có thể chống lại Washington.

Thậm chí ngay cả Tổng thống Pháp đương thời Emmanuel Macron, người đã thất bại trong trong chuyến thăm Washington gần đây của ông để thuyết phục Trump không rút khỏi hiệp ước hạt nhân Iran, đã tuyên bố rằng ông không muốn có một cuộc chiến thương mại với Mỹ về vấn đề Iran.

Bất kỳ hy vọng nào cho rằng chính quyền hiếu chiến của Trump có thể thay đổi ý định hoặc bị bắt nạt bởi châu Âu, một khu vực đã chứng kiến tầm ​​ảnh hưởng kinh tế và chính trị của nó bị lu mờ trong những thập kỷ gần đây, là thiếu cơ sở.

Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ mới được bổ nhiệm – Mike Pompeo đe dọa sẽ áp đặt “các lệnh trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử” đối với Iran.

Pompeo, cựu giám đốc CIA của Trump, yêu cầu những thay đổi lớn từ Iran và cho biết Mỹ sẽ không cho phép quốc gia này phát triển vũ khí hạt nhân: “Không phải bây giờ, và không bao giờ.”

“Đây mới chỉ là khởi đầu. Các biện pháp trừng phạt sẽ rất đau đớn”, Pompeo nói. “Đây sẽ là những biện pháp trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử khi hoàn thành.”

Pompeo cũng nói rằng Tehran phải ngừng việc phát triển tên lửa đạn đạo, thả những người Mỹ đang bị giam giữ tại các nhà tù ở nước này và ngừng hỗ trợ các nhóm dân quân và khủng bố ở Trung Đông và ở nơi xa. Ông cũng đề nghị lệnh cấm cho một lò phản ứng nước nặng, đây là cách cơ bản nhất để phát triển năng lượng hạt nhân.

“Iran sẽ không bao giờ một lần nữa có toàn quyền hành động để thống trị Trung Đông,” ông nói thêm.

Ý nghĩ viễn vông của Iran

Trong khi những lời phát biểu của Pompeo cho thấy chắc chắn rằng chính quyền Trump muốn dập tắt những tham vọng hạt nhân của Iran và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của nó ở Trung Đông ít nhất là trong ngắn tới trung hạn trên thị trường dầu mỏ, bao gồm cả cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, mà Iran đang bị chỉ trích.

Các nhà phân tích dự đoán rằng khoảng 500.000 thùng dầu mỗi ngày hoặc nhiều hơn có thể được loại bỏ khỏi thị trường. Mặc dù nguồn cung không đáng kể này có thể gây sức ép nặng nề khi thị trường đang ở gần một kịch bản thiếu cung, nhưng những thùng dầu này có thể được tạo ra, ít nhất là một phần, bởi Saudi Arabia, quốc gia đã lên tiếng rằng họ sẽ can thiệp vào để bù đắp cho lượng dầu bị mất của Iran, Nga và những nước khác, trong đó có dầu đá phiến của Mỹ thì sản xuất điên cuồng bất cứ lúc nào giá dầu tăng đột biến.

Khi giá dầu thế giới chạm mức cao nhất trong 3 năm, các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ đã khai thác các giếng với lợi nhuận khủng trong vài năm đầu tiên sản xuất, trái ngược với các giếng truyền thống có lợi nhuận dàn trải trong một thời gian dài, thì hy vọng của Iran là EU có thể giải cứu vớt xuất khẩu dầu của mình và thị trường dầu sẽ cảm thấy thiếu các thùng dầu của họ có lẽ chỉ là một ý nghĩ viễn vông.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

IEA kêu gọi đẩy mạnh đầu tư vào ngành dầu mỏ | Hoanghungpetro.com.vn

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 5/3 đã kêu gọi cần nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ trước nhu cầu tiêu thụ đang gia tăng. 
Ảnh minh họa
Cụ thể, IEA cho rằng l..

NOC: Sản lượng mỏ dầu Sharara của Libya trở lại bình thường | Hoanghungpetro.com.vn

 
Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia NOC cho biết mỏ dầu Sharara của Libya đang làm việc bình thường và tình trạng tại mỏ này ổn định sau vấn đề an ninh tuần trước.
Tuyên bố này không đưa ch..

Xu hướng tăng giá dầu đang đảo chiều

Triển vọng tiêu thụ dầu giảm từ cơ quan giám sát năng lượng hàng đầu và nỗi lo sản lượng của Mỹ tăng vọt đã kích hoạt một đợt bán tháo dầu thô tương lai trong tuần này, nhưng ..

G7 tiếp tục tìm mọi cách để hạn chế nguồn thu từ dầu của Nga | Hoanghungpetro.com.vn

Nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu G7 tiếp tục tìm cách hạn chế nguồn thu khổng lồ của Nga từ dầu mỏ, bao gồm việc xem xét lệnh cấm đối với tất cả các dịch vụ cho phép vận chuyển dầu của Nga trừ khi dầu có mức giá trần, các Ngoại trưởn..