Iran và Venezuele là “một thách thức lớn” để ngăn chặn giá tăng vọt, IEA cảnh báo

Viễn cảnh gián đoạn cung dầu ở Iran và Venezuela đã khiến các trader dầu mỏ tập trung vào vấn đề địa chính trị hơn là các nguyên tắc cơ bản, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong báo cáo tháng mới nhất của mình, cảnh báo rằng bất kỳ cắt giảm nguồn cung nào cũng khiến giá tăng vọt.

“Viễn cảnh hụt cung kép do Iran và Venezuela có thể là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất để chống đỡ việc giá tăng mạnh và lấp đầy khoảng trống để lại, không chỉ về số lượng thùng dầu mà còn về chất lượng dầu”, tổ chức có trụ sở tại Parischo biết.

Quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran chỉ hơn một tuần trước của Tổng thống Donald Trump – và khả năng áp đặt lại lệnh trừng phạt lên quốc gia này – cùng với khủng hoảng kinh tế và chính trị tại quốc gia đang bị suy thoai kinh tế Venezuela đã khiến cho nguồn cung dầu của Iran và quốc gia Mỹ Latinh này bị đánh dấu hỏi.

Neil Atkinson, trưởng bộ phận công nghiệp dầu mỏ và thị trường tại IEA, nói với CNBC rằng “sự ổn định của thị trường” có thể bị đe dọa.

“Nếu có một sự thiếu hụt lớn trong xuất khẩu của Iran thì rõ ràng rằng sẽ có tác động đến một thị trường đã khá thắt chặt,” ông nói.

“Và không nằm ngoài khả năng mà đến cuối năm 2018, sản xuất ở Venezuela có thể thấp hơn vài trăm nghìn thùng so với hiện nay. Nếu sự sụt giảm đó xảy ra trùng thời điểm sự thiếu hụt đáng kể trong xuất khẩu của Iran vì các biện pháp trừng phạt được thực hiện thì có khả năng sẽ gây ra thách thức lớn.”

Dấu hỏi cho Iran nghi ngờ và “sự mất kiểm soát” của Venezuela

Chưa rõ bao nhiêu trong nguồn cung của Iran có thể bị ảnh hưởng do các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ vẫn chưa rõ ràng. IEA lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt lần cuối được áp dụng trong năm 2012 cho đến năm 2015, sản lượng từ nhà sản xuất lớn thứ 5 thế giới này đã giảm khoảng 1,2 triệu thùng một ngày “nhưng chỉ có thời gian cho biết mức độ gián đoạn trong thời gian này.”

“Trong giai đoạn đầu, có thể hiểu được sự không chắc chắn về tác động có thể của nó đối với xuất khẩu dầu của Iran, hiện đang ở mức 2,4 triệu thùng/ngày,” IEA lưu ý.

Ông Atkinson của IEA nhấn mạnh rằng khách hàng mua dầu Iran có 180 ngày để điều chỉnh chiến lược mua hàng của họ và thực hiện các thỏa thuận khác “nếu đó là những gì họ quyết định làm.”

“Chúng tôi không thể chắc chắn lượng xuất khẩu của Iran sẽ giảm là bao nhiêu … Chúng tôi chỉ không biết, chúng tôi sẽ  cần phải xem cách Mỹ triển khai quyết định này trong vài tháng tới”, ông nói.

Trong báo cáo tháng 5, OPEC (trong đó Iran là thành viên) đưa sản lượng hàng ngày của Iran lên 3,82 triệu thùng/ngày, theo cả số liệu trực tiếp và gián tiếp, đứng vị trí nhà sản xuất lớn thứ ba OPEC và có viễn cảnh mất cung là một thách thức.

Ở Venezuela, trong khi đó, IEA lưu ý rằng “tốc độ giảm sản lượng dầu đang tăng tốc và đến cuối năm sản lượng có thể sẽ giảm thêm vài trăm nghìn thùng một ngày.” Trong tháng 4, sản lượng dầu thô của Venezuela giảm xuống còn 1,42 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1950.

Mô tả Venezuela như đang ở trong tình trạng “mất kiểm soát”, IEA cho biết sự sụp đổ sản xuất của nước này là đáng kể.

“Sự sụt giảm mạnh mẽ ở Venezuela đã thúc đẩy sự tuân thủ Hiệp định Vienna, và cùng với những suy giảm ở Mexico, chiếm gần 40% của 2,5 triệu thùng/ngày đã được đưa ra khỏi thị trường trong tháng 4. Đó là trước khi áp đặt lại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran,” IEA nói.

“Tiếp tục suy giảm có thể cắt giảm công suất vài trăm nghìn thùng một ngày vào cuối năm nay – trong thời điểm thị trường cảm nhận được toàn bộ ảnh hưởng của lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran,” IEA cảnh báo.

Lấp đầy khoảng trống

Viễn cảnh  mất sản lượng của Iran, giảm sản xuất của Venezuela, và “thiếu hụt nguồn cung kép” nó có thể thúc đẩy các nhà sản xuất khác tham gia lấp đầy khoảng trống để lại – mặc dù điều này diễn ra trong bối cảnh giới hạn sản xuất giữa các nhà sản xuất dầu lớn đang ra sức  thúc đẩy giá cả.

Hai mươi bốn nhà sản xuất OPEC và ngoài OPEC, đáng chú ý nhất là Nga, dự kiến ​​sẽ tiếp tục một thỏa thuận (gọi là ‘Hiệp định Vienna’) để cắt giảm sản lượng 1,2 treieu5 thùng/ngày cho đến khi kết thúc năm 2018 và chiến lược đã tỏ ra hiệu quả với dầu thô Brent giao dịch gần 80 đô la một thùng và dầu WTI gần như chạm ngưỡng 72 đô la.

Thị trường đang tỏ ra cẩn thận xung quanh sự không chắc chắn về nguồn cung của Iran, tuy nhiên, và dấu hiệu nguồn cung dồi dào.

Việc xem xét vấn đề liệu các nhà sản xuất khác có thể hợp tác để đảm bảo dòng dầu vào thị trường và bù đắp cho sự gián đoạn cho xuất khẩu của Iran hay không, IEA nói rằng cả Venezuela lẫn Mexico đều không thể tăng sản lượng trong ngắn hạn, nhưng một phần trong mức 1,5 triệu thùng/ngày  đã bị cắt bởi các nhà sản xuất khác theo Hiệp định Vienna có thể có sẵn để giữ cho nguồn cung  thị trường tốt hơn.”

Đối với nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất của OPEC, Saudi Arabia, đã báo hiệu rằng nước này có thể thay thế, mặc dù Saudi và các nhà sản xuất vùng Vịnh khác vẫn chưa tăng sản lượng để bù đắp cho các khoản giảm của Venezuela. Cuộc họp OPEC tiếp theo vào ngày 22 tháng 6 có thể đưa ra quyết định, tuy nhiên, với các nhà sản xuất có khả năng loại bỏ cắt giảm.

 “Nếu một quyết định được thực hiện để loại bỏ cắt giảm, chỉ có Saudi Arabia, UAE, Kuwait và Nga có thể có khả năng nhanh chóng tăng với khối lượng đáng kể. Bốn nhà sản xuất bơm ở mức kỷ lục trước khi cắt giảm nguồn cung và theo lý thuyết, có thể tăng sản lượng thêm 1,3 triệu thùng/ngày trong ngắn hạn,” IEA cho biết.

Saudi Arabia  chiếm phần lớn năng lực sản xuất  dự phòng, IEA cho biết.

“Tính đến tháng Tư, năng lực sản xuất dự phòng của OPEC là 3,47 triệu thùng/ngày – được xác định là mức có thể đạt được trong vòng 90 ngày và duy trì trong một thời gian dài – với Saudi Arabia chiếm khoảng 60% trong mức đó.”

Nguồn:xangdau.net/CNBC

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Những sự kiện sẽ ảnh hưởng thị trường dầu mỏ trong năm 2019

Năm nay là một năm cực kỳ biến động đối với giá dầu. Năm 2018 được đánh dấu với một số mức giá cao nhất mà thị trường đã nhìn thấy trong gần bốn năm, nhưng cũng có một số mức giảm trong một ng

EU kêu gọi các nước thành viên cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ

Hôm thứ Tư, Ủy ban châu Âu đã công bố các biện pháp để EU bảo tồn khí đốt trước nguy cơ Nga giảm thêm hoặc ngừng cung cấp khí đốt, yêu cầu các nước thành viên giảm tiêu thụ khí đốt 15% cho đến mùa xuân.
Hôm thứ Tư, Ủy ban đề xuất một công cụ lập p..

Ả Rập Xê Út nâng giá dầu thô xuất khẩu sang châu Á lên mức cao kỷ lục | Hoanghungpetro.com.vn

Nhà sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất của OPEC, Ả Rập Xê Út, đã nâng giá bán chính thức dầu thô của mình lên mức cao mới cho tháng Chín.
Theo đó, Ả Rập Xê-út đã tăng giá tất cả các loại dầu thô của mình tới thị trường quan trọng, châu Á, cho thán..

Guyana muốn thu hút nhân tố mới trong cuộc đấu thầu mỏ dầu sắp tới

Guyana hy vọng sẽ có nhiều công ty tham gia đấu thầu mỏ dầu sắp tới, dự kiến ​​vào quý này, khi nước này tìm kiếm sự đa dạng hóa lớn hơn.
“Chúng tôi hy vọng rằng những người tham gia đấu thầu … sẽ thêm sự đa dạng hóa”, Tổng thống Guyana, Irfaan ..