Các chiến lược gia năng lượng cho rằng không có lý do gì để kỳ vọng giá dầu mở rộng xu hướng tăng trong quý I năm 2018, theo CNBC.
Triển vọng của sự gia tăng sản lượng đá phiến của Mỹ, làm trì trệ giá và sự tăng cường các rủi ro về địa chính trị có thể khiến cho giá tăng vào đầu năm tới.
Ông Harry Colvin, giám đốc và là chuyên gia kinh tế cấp cao của Longview Economics, đã nói rằng rằng ông “khá bi quan” về giá dầu trong 3 tháng tới.
“Mặc dù chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự leo thang căng thẳng ở Trung Đông, nhưng nếu không có điều đó thì sự lạc quan có thể bị đặt nhầm chỗ trong 6 tháng tới … Mọi người dường như cũng đang đối mặt với tình trạng tương tự cho dầu vào lúc này và khi điều này xảy ra bạn cần phải đặc biệt cẩn thận,” ông nói.
Giá dầu đã phục hồi tốt, hơn một phần ba giá trị, kể từ khi đạt mức thấp trong năm 2017 vào tháng 6. Giá tăng chủ yếu là do sự cắt giảm cung toàn cầu của OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC vào đầu năm.
Điều gì sẽ xảy ra với đá phiến của Mỹ?
Goldman Sachs cho biết cam kết mạnh mẽ của OPEC để thúc đẩy việc cắt giảm sản lượng sẽ hỗ trợ cho giá dầu trong suốt năm 2018. Ngân hàng Mỹ này đã nâng dự báo giá Brent trong năm tới lên 62 đô la một thùng và dự báo WTI là 57,50 đô la một thùng, tăng từ 58 USD/thùng và 55 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều dự đoán tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ toàn cầu mạnh mẽ trong năm 2018 ở mức 1,3% trở lên.
“Một điểm sự quan trọng thực sự của cuộc tranh luận về dầu chính là điều gì sẽ xảy ra với đá phiến của Mỹ?” Colvin nói.
Trong những tháng gần đây, các nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ đã làm cho các nhà đầu tư tham gia thị trường ngạc nhiên về mức độ đẩy mạnh sản xuất nhanh chóng khi giá cả tăng cao. Hầu như tất cả sự tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ trong vài năm gần đây đều bắt nguồn từ đá phiến sét, chiếm tổng cộng gần 2/3 sản lượng hiện tại của nước này.
Mỹ không phải là một phần của nỗ lực toàn cầu để kiềm chế mức sản lượng dầu.
Colvin cho biết sẽ “dễ dàng” để dầu còn 50 USD/thùng vào cuối quý một, trước khi nói thêm rằng ông sẽ “không ngạc nhiên” khi thấy mức 45 USD/thùng.
“Kẻ sát nhân mang tên biến động”
OPEC, Nga và chín nhà sản xuất khác đã đồng ý mở rộng hợp đồng để duy trì cắt giảm 1,8 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm 2018. Sau khi đã mở rộng thỏa thuận, các nhà sản xuất lại đạt được thoả thuận vào cuối tháng 11 để cố gắng giải quyết hoàn toàn dư thừa dầu thô toàn cầu.
Nhà phân tích Chris Main, nhà chiến lược năng lượng tại Citi, cho hay thỏa thuận mới nhất của OPEC có thể là một “kẻ sát nhân mang tên biến động.”
Mặc dù kỳ vọng các nguyên tắc cơ bản tiếp tục hỗ trợ thị trường, ông Main nói ông dự báo giá dầu sẽ giảm xuống còn khoảng 57 đô la một thùng vào cuối quý một.
Ông nói: “Sự yếu kém về giá cả đó có thể sẽ hỗ trợ cho cam kết của OPEC trong năm tới … Nó chắc chắn sẽ củng cố ý chí của Saudi.”
Saudi Arabia là người đứng đầu ủy ban giám sát mức độ tuân thủ của nhóm và dự kiến sẽ cố gắng đảm bảo rằng tất cả các nước thành viên khác đều phải tuân thủ các mức sản xuất đã được thống nhất trong 12 tháng tới.
“Các động lực tích cực trong thiếu hụt nguồn cung”
Stephen Brennock, chuyên gia phân tích dầu tại PVM Oil Associates cho biết: “Động lực điều khiển giá chính trong quý I năm 2018 sẽ là sự phát triển địa chính trị.”
Trong khi Brennock trích dẫn mối quan hệ của Iran với Mỹ và Saudi Arabia như là những rủi ro địa chính trị đáng để theo dõi, ông cho rằng nó chỉ là một “vấn đề thời gian” trước khi cuộc khủng hoảng nợ của Venezuela trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến việc cản trở sản xuất dầu của thành viên OPEC này.
Quốc gia Nam Mỹ này có trữ lượng dầu lớn nhất trên thế giới, nhưng trong bối cảnh áp lực kinh tế gia tăng, mức sản xuất của nước này đã giảm xuống mức kỷ lục trong hơn 30 năm.
Brennock cho biết: “Mọi thứ đều được xem xét, nhưng các động lực tích cực sẽ là hụt cung và giá sẽ ổn định trong phạm vi giao dịch hiện tại.”
Giá dầu sụt giảm từ mức gần 120 đô la một thùng vào tháng 6 năm 2014 do nhu cầu suy yếu, đồng đô la mạnh và sản lượng đá phiến của Mỹ bùng nổ. Sự miễn cưỡng của OPEC trong việc cắt giảm sản lượng cũng được coi là một lý do chính đằng sau sự sụp đổ này. Tuy nhiên, OPEC đã nhanh chóng chuyển hướng chiến lược sang hạn chế sản xuất – cùng với các quốc gia sản xuất dầu khác – vào cuối năm 2016.
Nguồn: xangdau.net/CNBC
Trả lời