Liệu Trump có vừa mới “giết chết” thỏa thuận OPEC?

Quyết định của Trump về việc rút khỏi thỏa thuận Iran có thể chấm dứt thỏa thuận của OPEC.

Như đã được bàn tán rộng rãi về hậu quả từ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Tổng thống Trump, việc trừng phạt trở lại đối với Iran có thể làm gián đoạn việc vận chuyển dầu, với ước tính tới 1 triệu thùng nguồn cung dầu Iran mỗi ngày bị mất đi.

Nhưng quyết định này cũng có thể chấm dứt thỏa thuận OPEC.

Ảrập Xêút có thể là người hưởng lợi lớn nhất từ quyết định của Trump, không chỉ đứng từ quan điểm địa chính trị (Saudi Arabia từ lâu đã muốn Mỹ đối đầu với Iran), mà còn vì bất kỳ sự suy giảm nào trong nguồn cung Iran cũng sẽ đẩy giá lên cao, mang lại mối lợi về tài chính cho Riyadh mà không cần bất cứ sự hy sinh nào.

Thật vậy, Saudi Arabia đã muốn giá dầu cao hơn trong một thời gian, với tin đồn rằng nước này đang nhắm tới mục tiêu 80 USD/thùng, hoặc thậm chí là100 USD/thùng. Saudi cần giá dầu cao hơn để lấp đầy khoảng trống ngân sách, và cũng muốn giá dầu tăng lên trước IPO Aramco. Cũng giống như sự sụt giảm sản lượng của Venezuela, bất kỳ sự gián đoạn hoạt động bất ngờ nào ở Iran sẽ có lợi cho Saudi Arabia.

Tuy nhiên, ngay cả khi Saudi chuẩn bị tận hưởng một làn sóng doanh thu từ giá cao hơn, thì bước đầu của họ cũng mang lại nhiều rủi ro.

Dường như có một số thỏa thuận giữa Mỹ và Saudi rằng nếu Washington đối đầu với Iran, Saudi Arabia sẽ can thiệp vào để ngăn giá dầu thô tăng vọt, một vấn đề cứ trở đi trở lại mãi với các chính trị gia Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết hôm thứ ba rằng ông không kỳ vọng giá dầu sẽ tăng bởi vì “chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với các bên khác nhau … rằng sẽ sẵn sàng tăng nguồn cung dầu.” Ông không nói những bên nào mà ông đang đề cập đến, nhưng có thể nói một cách chắc rằng ông đang nói tới Saudi Arabia.

Ngay sau tuyên bố đó, Ảrập Xêút đã đưa ra một tuyên bố của riêng mình, nói rằng “sẽ làm việc với các nhà sản xuất và khách hàng quan trọng ở trong và ngoài OPEC để hạn chế tác động của tình trạng thiếu hụt nguồn cung”, một quan chức Bộ Năng lượng Saudi phát biểu hôm thứ Tư.

Chiều thứ Tư, bộ trưởng dầu mỏ Saudi Khalid al-Falih đã đi xa hơn, tweet rằng OPEC và Nga sẽ “đảm bảo ổn định thị trường.”

Và như John Kemp của Reuters đã chỉ ra, sự dàn xếp này đã xóa sạch dòng tweet của Tổng thống Trump hồi tháng 4, trong đó ông đã chỉ trích OPEC để giá cao. “Nhìn lại, dòng tweet của tổng thống vào ngày 20 tháng 4 đổ lỗi cho OPEC về giá dầu cao có thể được coi là một phần của quá trình đàm phán để đạt được một sự thỏa thuận với Saudi Arabia,” Kemp đã viết cho Reuters.

Ám chỉ là Mỹ sẽ thực hiện để cô lập Iran, có khả năng hạn chế hàng trăm ngàn thùng dầu mỗi ngày. Ả rập Xê út sẽ giải quyết bất kỳ sự tăng giá nào bằng cách đưa thêm dầu vào thị trường.

Nhưng nếu Saudi Arabia tăng sản lượng, về cơ bản nó sẽ phải rút khỏi thỏa thuận OPEC. Bất kỳ sự gia tăng đơn phương nào về cung cũng sẽ vi phạm tinh thần của hiệp ước, và có thể dẫn đến mức hạn chế sản xuất ít hơn từ các thành viên khác. Nhận thấy nguy cơ này, một nguồn tin nói với FT hôm thứ tư rằng Saudi Arabia sẽ không tự tăng nguồn cung của mình, và thay vào đó sẽ làm việc với OPEC và Nga để điều phối hành động của họ.

Có vẻ như sẽ có một khoảng thời gian hợp lý để OPEC lên kế hoạch cho những sự kiện này bởi vì lệnh trừng phạt của Mỹ có thời gian gia hạn 180 ngày. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ hy vọng các nước sẽ bắt đầu giảm mua dầu thô Iran vào trước thời hạn 180 ngày nếu họ muốn có cơ hội nhận được sự bỏ qua. Điều đó có nghĩa là các quốc gia có thể bắt đầu giảm mua dầu của Iran ngay lập tức.

Nói cách khác, có khả năng nguồn cung của Iran không đến được thị trường trước thời hạn 6 tháng. Nhưng với thị trường dầu mỏ vốn đã thắt chặt – và mức sụt giảm lớn hơn dự kiến ​​từ Venezuela – thỏa thuận OPEC hiện tại có lẽ phải được điều chỉnh sớm hơn dự kiến.

OPEC đã được theo dõi kỹ lưỡng vì tồn kho đã giảm trở lại mức trung bình 5 năm. Có một số nguy cơ mà OPEC có thể khiến thị trường thắt chặt quá nhiều. Viễn cảnh gián đoạn ở Iran đã làm tăng đáng kể tỷ lệ đặt cược đó.

Để tránh toàn bộ nhóm quay trở lại sản xuất hoàn toàn, sẽ cần có một số sự điều chỉnh về giới hạn sản xuất cho tất cả các nước tham gia. Nhưng nó không đơn giản chỉ là việc điều chỉnh giới hạn đầu ra cao hơn – thật khó để tất cả các thành viên OPEC cùng tham gia thỏa thuận ban đầu. Bất cứ thay đổi nào cũng sẽ có vấn đề. Khả năng khác là các thành viên OPEC chỉ đơn giản là bắt đầu gian lận, ngay cả khi hiệp ước không thay đổi.

Dù bằng cách nào, trong một chừng mực nào đó chính quyền Trump đã thành công trong việc loại bỏ một lượng lớn nguồn cung dầu của Iran, nó sẽ đẩy nhanh tiến độ của việc hủy bỏ dần thỏa thuận OPEC.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Hàng hóa TG sáng 26/4/2017: Giá cà phê robusta thấp nhất 7,5 tháng

  Phiên giao dịch 25/4 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 26/4 giờ VN), giá dầu hồi phục, trong khi vàng và một số nông sản chủ c..

Bộ Công Thương thông tin về biện pháp hạ nhiệt giá xăng

Bộ Công Thương đã họp bàn và đề xuất phương án giảm thêm thuế xăng dầu. Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 16/6.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, có 3 biện pháp giảm giá xăng dầu. Thứ..

Một thỏa thuận hạt nhân của Iran có thể đẩy giá dầu xuống 65 USD, nhưng liệu nó có đáng không?

Sau nhiều năm tiến thoái, với các cuộc đàm phán ngày càng căng thẳng trong những tháng gần đây, một thỏa thuận hạt nhân Iran mới giờ đây dường như là một khả năng dễ nhận thấy. Trong khi đây có thể là một tin tốt đối với một thế giới đang đối mặt với..

Xăng dầu đồng loạt giảm giá

Liên Bộ Công Thương – Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giảm giá hàng loạt mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ hôm nay 22/6.  
Ảnh minh họa. Ảnh: Lê Hồng Vân
Theo Liên Bộ, tron..