Mối quan hệ giữa OPEC và các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ

Khả năng “liên thủ” của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, nhằm kiềm chế nguồn cung dầu toàn cầu và đẩy giá dầu tăng gần như là “bất khả thi”.

Hồi giữa tháng 10, Tổng thư ký OPEC, ông Mohammed Barkindo đã kêu gọi sự hợp tác từ các nhà khai thác dầu đá phiến Mỹ để giúp giữ cho thị trường dầu mỏ toàn cầu thoát khỏi tình trạng thừa cung. Lời của ông Barkindo được Reuters trích dẫn như sau: “Chúng tôi kêu gọi những người bạn sản xuất dầu đá phiến khu vực Bắc Mỹ hãy cùng có trách nhiệm về vấn đề này”.

Những ý kiến trên của Tổng thư ký OPEC đã làm gợi lên các ý tưởng về khả năng hợp tác giữa OPEC và các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, nhằm kiềm chế nguồn cung dầu toàn cầu và đẩy giá dầu tăng. Tuy nhiên, để thuyết phục được các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng hay có một sự hợp tác nào đó với OPEC để định hướng cung – cầu dầu mỏ thế giới không phải là chuyện dễ, nếu không muốn nói là “bất khả thi”. 

Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo

Thứ nhất, các nhà sản xuất dầu đá phiến không phải là một liên minh độc quyền (cartel) như OPEC.

Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ không giống với OPEC. Năm 2016, sản lượng khai thác dầu của 14 nước thành viên của OPEC đã chiếm gần 43% sản lượng dầu thế giới. Cartel này cũng kiểm soát 71,5% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu.

Để so sánh, năm ngoái, Mỹ đã sản xuất 13,4% sản lượng dầu của thế giới, cao hơn nhiều so với hầu hết các thành viên OPEC, chỉ kém mỗi Arập Xêút. Nhưng sản lượng dầu mỏ của Mỹ là kết quả sản lượng kết hợp của hàng ngàn công ty, hoạt động vì lợi ích riêng của mình, trong khi ở Arập Xêút, chỉ có một công ty – Tập đoàn Dầu khí Saudi Aramco chịu trách nhiệm khai thác lượng dầu khổng lồ đó.

Mỗi một nhà sản xuất dầu hoạt động độc lập của Mỹ chỉ có thể tác động một phần nhỏ trong tỷ trọng của thị trường dầu mỏ thế giới. Nếu không có sự liên kết chặt chẽ ở phạm vi rộng, các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ không thể ảnh hưởng đến sự cân bằng dầu toàn cầu.

Đành rằng, một khi các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ gia tăng sản lượng thì thị trường dầu mỏ toàn cầu đã thừa sẽ lại càng thêm thừa. Nhưng không có cơ chế nào có thể khiến tất cả các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ phải giảm sản lượng, khi mà họ độc lập với nhau về lợi ích. Đặc biệt, các nhà sản xuất nhỏ quá bấp bênh về tài chính nếu giảm sản lượng, bởi vì họ phải đối mặt với chủ nợ và các nhà đầu tư trên phố Wall. Nếu giá dầu tăng, các nhà sản xuất nhỏ sẽ càng háo hức tăng sản lượng hơn. Tóm lại, các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, đặc biệt là các nhà máy nhỏ, phải đối mặt với quá nhiều cân nhắc trước khi có thể quyết định tuân thủ bất kỳ thỏa thuận cắt giảm sản lượng nào, ngay cả khi Chính phủ Mỹ cho phép.

Trong khi đó, OPEC có thể đồng ý cắt giảm khai thác tổng cộng 1 triệu thùng/ngày (khoảng 2,5% sản lượng của nhóm năm 2016), bởi vì họ là một liên minh quyền lực và có nhiều lợi ích chung, cũng như bị ràng buộc bởi những nghĩa vụ chung.

Thứ hai, ý tưởng hợp tác của OPEC (nếu có) không hẳn là chiến lược hai bên cùng có lợi (Win – Win).

Năm 2014, để bảo vệ thị phần, OPEC, mà đứng đầu là Arập Xêút, đã quyết định bơm dầu, bất chấp tình trạng dư cung của thị trường, khiến giá dầu sụt giảm mạnh chưa từng có. Các nhà sản xuất có chi phí cao, như các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, vì thế mà lao đao, nhiều doanh nghiệp khó khăn đến mức phá sản.

Mặc dù bây giờ, chính các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ cũng được “hưởng ké” tác động tích cực của thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC đối với thị trường, nhưng câu chuyện của hơn 2 năm trước cho thấy, sự hồi phục của các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ nhờ giá dầu tăng, cũng chẳng phải là điều mà OPEC mong muốn.

Hồi tháng 7-2017, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo đã có cuộc tiếp xúc với một số nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ bên lề Đại hội Dầu mỏ Thế giới ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Giới phân tích đã phỏng đoán, OPEC có lẽ quan tâm đến khả năng hợp tác với các doanh nghiệp dầu đá phiến Mỹ để tìm hiểu, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên tương tự của họ, hơn là hợp tác để điều hướng thị trường.

Nguồn tin: Petrotimes.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu tiếp tục ghi nhận tuần tăng mạnh

Quyết định cấm vận dầu Nga của EU, qua đó đẩy giá xăng dầu hôm nay khép tuần với xu hướng tăng và được dự báo sẽ tiếp tục đi lên khi các nhu cầu tiêu thụ phục hồi thời gian tới.
Khép tuần giao dịch, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu ..

Giá xăng dầu hôm nay 29/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 29/6/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 29/6.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 29/6
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 29/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức ..

Hàng hóa TG sáng 16/11: Giá giảm đồng loạt

Phiên giao dịch 15/11 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 16/11 giờ VN), giá dầu thô, vàng, đường, cà phê arabica… đồng loạt giảm.
..

Chi phí dầu mỏ của châu Á vượt 1 nghìn tỷ USD mỗi năm khi dầu thô đạt 80 USD/thùng

 
Chi phí cho nhu cầu dầu mỏ châu Á sẽ vượt 1 nghìn tỷ USD trong năm nay, khoảng gấp hai lần trong năm 2015 và 2016 do giá dầu chạm 80 USD/thùng và nhu cầu đạt kỷ lục.
Giá dầu tăn..