Mỹ cho biết dầu đá phiến sẽ không là “kẻ phá hỏng” thị trường dầu mỏ

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, Rick Perry phát biểu với các cường quốc dầu mỏ Nga và Saudi Arabia rằng, ông tin tưởng sự bùng nổ dầu đá phiến Mỹ sẽ không trở thành kẻ phá hỏng các thị trường dầu mỏ, do sản lượng mới sẽ được hấp thụ bởi nhu cầu toàn cầu tăng nhanh.

Ông Perry, cựu thống đốc bang Texas – trung tâm bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ – đã phát biểu trong một cuộc họp chung với các Bộ trưởng Năng lượng Nga và Saudi Arabia, Alexander Novak và Khalid al-Falih, ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos.

OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC gồm cả Nga đã giảm sản lượng trong năm 2017 – 2018 để hỗ trợ giá dầu.

Mỹ, đối thủ của Nga và Saudi Arabia về vị trí nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, không tham gia thỏa thuận cắt giảm, do ngành dầu mỏ của họ được đại diện bởi các nhà sản xuất tư nhân, người có thể bị kiện vì thông đồng nếu họ tham gia thỏa thuận.

Ông Perry cho biết khẩu hiệu của Tổng thống Donald Trump “nước Mỹ trên hết” nghĩa là trước hết cạnh tranh với các đối thủ gồm trên cả thị trường dầu mỏ.

Cả hai Bộ trưởng Novak và Falih cho biết các thị trường tập trung quá nhiều vào sự biến động trong sản lượng dầu đá phiến của Mỹ, tuy nhiên vẫn chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với sản lượng toàn cầu.

Ông Falih cho biết sản lượng của Mexico và Venezuela đang sụt giảm và dự đoán nhu cầu toàn cầu sẽ tăng trong 25 năm tới lên 120 triệu thùng/ngày so với những mức hiện nay dưới 100 triệu thùng/ngày.

Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ được dự kiến tăng 1 triệu thùng/ngày trong năm nay, đưa tổng sản lượng của Mỹ lên trên 10 triệu thùng/ngày.

Ông Novak cũng cho biết nhu cầu đang tăng nhanh, và các mỏ dầu cũ trên thế giới đang cạn kiệt, nghĩa là việc tăng sản lượng của Mỹ không thể đẩy các thị trường dầu mỏ trở thành dư thừa.

Nga trước đó đã lên tiếng lo ngại giá dầu có thể tăng quá nhanh và cũng khuyến khích tăng trưởng dầu đá phiến. Ông Novak nói các nhà sản xuất dầu mỏ cuối cùng sẽ trở lại cạnh tranh trực tiếp khi thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC kết hạn nhưng không cho biết khi nào xảy ra.

Ông Falih cho biết OPEC và các đồng minh ngoài tổ chức này sẽ thoát khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng một cách dần dần và trôi chảy để không gây sốc cho các thị trường vào đầu năm 2019, khi nhu cầu chậm theo mùa.

Ông cho biết chắc chắn việc cắt giảm không thể được rời đi trong tháng 6 khi OPEC nhóm họp lần tới và bổ sung rằng ông tin tưởng chúng có thể được điều chỉnh tại một số điểm. Ông cũng cho biết OPEC có thể thay đổi mức tồn kho họ đang nhắm tới bởi việc giảm sản lượng của họ.

Ông cũng cho biết chiến lược tối đa sản lượng trong giai đoạn 2014 – 2015 của Bộ trưởng trước đó Ali al-Naimi đã gây đau đớn cho cả hai nhà sản xuất và người tiêu dùng, khi giá dầu giảm quá mạnh và trở nên không đoán được. 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu diesel cao kỷ lục sẽ gây ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế Mỹ

Lạm phát cao nhất ở Mỹ trong 4 thập kỷ được dự kiến sẽ tiếp diễn và thậm chí còn tăng trong những tháng tới do giá dầu diesel đang ở mức cao kỷ lục trong bối cảnh tồn kho trong nước rất thấp và thiếu hụt nguồn cung toàn cầu. Dầu diesel được sử dụng t..

Quý I/2017: Quỹ bình ổn giá xăng dầu dương hơn 2.864 tỉ đồng

Ngày 25/5, tại Hà Nội, thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính vừa công bố chi tiết về tình hình trích lập, sử dụng, số dư Qu..

Năng suất giếng dầu cao dẫn tới sản lượng của Mỹ tăng vọt

Năng suất giếng dầu đá phiến mới cao đã dẫn tới sản lượng của Mỹ nhiều hơn trong vài năm qua, với tốc độ trung bình hàng ngày trong tháng hoạt động đầu tiên tăng từ dưới 100 thùng đối với ..

Giá dầu giảm liền 5 phiên xuống đáy 6 tuần

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Ba (29/05), trong đó lo ngại về khả năng gia tăng nguồn cung đã khiến giá dầu WTI giảm 5 phiên liên tiếp, MarketWatch ..