Mỹ có trở về thời nhập khẩu năng lượng Nga là chính?

Chuyến tàu đầu tiên từ dự án Yamal của Nga đã tới Anh và sang Mỹ khi giá khí đốt trong nước Mỹ lên cao đỉnh điểm. 

Tạp chí Hàng hải Maritime Executive mới có bài phân tích về khả năng Nga có thể tiến xa hơn về tiềm năng xuất khẩu khí hóa lỏng LNG sang Mỹ sau lô hàng đầu tiên đang trên đường tới Boston ở Bờ biển phía Đông hay không.

Bờ biển phía đông Mỹ đang đóng băng sâu khiến giá khí đốt trong nước đang bị đẩy lên mức cao chưa từng có.

Khí hóa lỏng từ Nga sẽ cấp cho thị trường ở Mỹ cả bờ Đông và bờ Tây.

Trong một vị thế đảo ngược bất thường, một khách hàng ở Bờ biển Đông Mỹ đã nhập khẩu lô hàng LNG đầu tiên từ các đối tác châu Âu kể cả khi nguồn gốc của chúng được xuất phát từ cơ sở Yamal do hãng năng lượng độc lập của Nga Novatek điều hành ở Bắc Cực.

Mỹ là một nước xuất khẩu ròng của khí LNG nhờ nguồn cung khí đốt từ các mỏ đá phiến và việc họ tái nhập hàng hóa là rất hiếm hoi.

Các nhà máy hóa chất của công ty năng lượng Cheniere Energy tại Sabine Pass, Louisiana đang đẩy mạnh sản xuất LNG để tận dụng lợi thế giá dầu trên thị trường và giá xăng dầu ở trong nước.

Trong khi đó, một nhà ga do Cheniere bổ sung tại Corpus Christi đang được xây dựng và một cơ sở do Dominion xây dựng tại Cove Point, Maryland sẽ sớm ra mắt để đáp ứng nhu cầu vận chuyển LNG.

Thế mà biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường đã đổi chiều chiến lược giao thương của ngành khí hóa lỏng của Mỹ.

Mùa đông ở vùng Đông Bắc Mỹ đã bất thường nghiêm trọng trong vài tuần qua đã làm tăng nhu cầu sưởi ấm và đẩy nhu cầu về gas trong nước tăng vọt.

Đơn cử, giá giao ngay tại New England đạt mức tăng kỷ lục 83 USD/mmBTU vào thứ Sáu tuần trước, và ở New York, thị trường này lập kỷ lục mới ở mức 140 USD/mmBTU.

Hôm 8/1, dự báo thời tiết tan băng đã khiến giá giảm xuống tới mức 20 USD và 12 USD/mmBTU.

Sự biến động giá lên tới mức kỷ lục đã biến khả năng nhập khẩu LNG trở thành phương án có lợi lần đầu tiên trong nhiều năm ở Mỹ.

Khi việc nhập khẩu khí hóa lỏng mang lại lợi thế ở Mỹ trong thời gian này, một số ý kiến cho rằng, ngay cả lượng dự trữ của Mỹ cũng như khả năng khai thác đều không đáp ứng được nhu cầu biến đổi đột ngột của thị trường khiến giá tăng bất ngờ. Điều này sẽ dừng lại ít nhất là cho tới khi nhiệt độ dần tăng lên.

Với kịch bản biến đổi khí hậu bất thường thời gian tới, liệu Mỹ có tiếp tục việc nhập khẩu khí hóa lỏng gián tiếp từ Nga?

Theo chuyên gia phân tích Valery Nesterov của ngân hàng Sberbank, việc chuyển giao LNG Nga sang Mỹ cho thấy tình hình thực sự của thị trường khí đốt toàn cầu.

“Tôi nhớ rằng Mỹ từng được xem là một thị trường quan trọng đối với LNG của Nga” – ông Nesterov nói thêm rằng tất cả mọi thứ đã thay đổi sau sự ra đời của “dầu đá phiến”.

Valery Nesterov cho biết, giá LNG từ dự án Yamal có tính cạnh tranh do chi phí sản xuất thấp và khả năng bán ở mức giá chấp nhận được là cao.

Cuộc khủng hoảng giá năng lượng ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi dù giá ban đầu thấp nhưng đắt sau khi vận chuyển. Điều này xuất phát từ chất lượng đường ống yếu hơn khiến khả năng trung chuyển cũng bị hạ xuống. Lãnh thổ Mỹ cũng rất rộng và hệ thống đường ống dẫn không lớn tới khả năng cung cấp khí tới các khu vực đóng băng.

“Trong khi đó, tàu chở dầu từ châu Âu là phương án sẽ tốt hơn cả” – ông Nesterov nói.

Phó Giám đốc điều hành của NewTech Services, giáo sư Đại học Dầu khí Gubkin của Nga, Valery Bessel cũng cho biết khả năng cạnh tranh cao của LNG Nga.

“Cần nhấn mạnh rằng trường hợp này khẳng định tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt ở nước ngoài thông qua công nghệ LNG” – ông Bessel nói.

Điều thú vị, theo ông Bessel là Nga có thể cung cấp năng lượng cho cả 2 thị trường ở Mỹ là Bờ Đông và Bờ Tây.

“Thị trường Mỹ bao gồm 2 phần, phía tây và bờ biển phía đông, và chúng tôi có thể gửi khí đến bờ biển phía tây từ dự án Sakhalin-2, được bán cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc bây giờ. Đối với bờ biển phía đông, chuyến hàng đầu tiên của nhà máy Yamal LNG là một thành tựu rực rỡ của NOVATEK, Gazprom và đối tác của họ” – ông Valery Bessel kết luận.

Nguồn tin: baodatviet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dự báo thị trường dầu thô thế giới Q4/2018

Điểm lại thị trường Q3/2018
Thị trường dầu thô thế giới tiếp tục tăng vọt bất chấp một đồng đô la Mỹ mạnh mẽ trong khi nhu cầu tiêu thụ thế giới tăng lên. OPEC đã quyết định tăng sản lượng khai thác tại cuộc họp..

Những yếu tố tác động đến thị trường dầu thế giới năm 2020

Cơn ác mộng lớn nhất của thị trường dầu mỏ đã trở thành sự thật vào năm 2019, khi một cuộc tấn công đã làm giảm 50% sản lượng dầu mỏ của Saudi Arabia – quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.

TS Lê Đăng Doanh nghi ngờ tính minh bạch của cơ sở tăng giá xăng dầu

Giá xăng, dầu quyết định yếu tố đầu vào của nền kinh tế và các yếu tố đầu ra của nhiều các lĩnh vực nên cần được kiểm soát chặt chẽ. 
Cuối tháng 3 vừa qua, Tổng cục Thống kê côn..

Giá dầu Brent tăng do nhân tố Iran

Trong phiên giao dịch ngày 4/7, giá dầu Brent tăng do căng thẳng liên quan tới vấn đề hạt nhân Iran và dự trữ dầu hàng tuần của Mỹ sụt giảm trong tuần thứ hai liên tiếp.
Giá dầu Brent tăng..