Một ngày trước khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, một quan chức cấp cao của chính quyền Trump đã gọi điện thoại cho Ảrập Xêút để yêu cầu giúp giữ giá dầu ổn định nếu quyết định của Mỹ về Iran làm gián đoạn nguồn cung dầu, Reuters đưa tin hôm thứ Năm, dựa vào ba nguồn tin biết rõ vấn đề này.
Một quan chức cấp cao của Mỹ đã gọi cho Thái tử Mohammed bin Salman trước khi Tổng thống Trump tuyên bố quyết định về thỏa thuận hạt nhân Iran, để chắc rằng Mỹ có thể tin vào nhà xuất khẩu lớn nhất và dẫn đầu trong OPEC -Saudi Arabia sẽ giữ giá ổn định, bởi vì Washington lo ngại rằng các biện pháp trừng phạt có thể đẩy giá dầu lên cao.
Một quan chức cấp cao của Saudi không xác nhận cuộc gọi đã diễn ra, nhưng nói với Reuters:
“Chúng tôi đã nhận thức được quyết định về JCPOA [Kế hoạch hành động toàn diện chung] trước khi công bố … Chúng tôi luôn có các cuộc đối thoại với Mỹ về sự ổn định của thị trường dầu mỏ.”
Đầu tuần này, Bloomberg đưa tin rằng Mỹ đã âm thầm yêu cầu Saudi Arabia và một số quốc gia OPEC khác tăng sản lượng dầu thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Trước khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, quan điểm của Saudi là việc cắt giảm sẽ vẫn được duy trì cho đến cuối năm nay, theo như kế hoạch, ngay cả khi OPEC có làm thắt chặt thị trường quá mức.
Nhưng sau khi Mỹ rời bỏ thỏa thuận Iran, Ảrập Xêút lại bắt đầu ám chỉ việc tăng sản xuất dầu để “xoa dịu sự lo âu của thị trường và người tiêu dùng”.
Các tin tức bắt đầu lan truyền rằng Ả rập Xê út và Nga đã thảo luận về việc nâng sản lượng dầu của các nước trong và ngoài OPEC có mặt trong thỏa thuận lên thêm tới 1 triệu thùng/ngày.
Theo các nguồn tin của OPEC đã nói chuyện với Reuters, sự thay đổi trong tư duy và chiến thuật của Ảrập Xêút đã “”gây khó chịu” cho các đồng minh vùng Vịnh Ả rập gần gũi với Ả Rập Xê Út bởi vì họ chưa được hỏi ý kiến trước tuyên bố của Ả rập Xê út về khả năng tăng sản lượng.
Những diễn biến này đang tạo ra một tiền đề cho một cuộc họp căng thẳng vào cuối tháng này, tại đó OPEC và các đồng minh dự kiến sẽ thảo luận việc đảo ngược một số biện pháp cắt giảm để bù đắp cho sự gián đoạn nguồn cung tiềm ẩn.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời