Mỹ quyết gây sức ép đối với xuất khẩu dầu mỏ của Iran

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ hai 2-7, Mỹ quyết tâm gây sức ép với Iran buộc cắt giảm lượng dầu mỏ xuất khẩu của nước này xuống 0% bất chấp sự phản đối của một số nước nhập khẩu dầu mỏ.

Brian Hook, Cố vấn chính sách cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ và cũng là quan chức hàng đầu của nước này phụ trách các cuộc đàm phán với các đồng minh của Mỹ về một chiếc lược Iran mới, cho biết Washington tin rằng thế giới có đủ dầu dự trữ để thay thế dầu thô của Iran. 

Toàn cảnh một đơn vị sản xuất dầu khí phía Nam Pars, Asalouyeh, Iran

“Mục tiêu của chúng tôi là tăng áp lực lên chế độ Iran bằng cách giảm doanh thu từ việc bán dầu thô”, ông Hook nói với các phóng viên.

“Bây giờ, chúng tôi đang nỗ lực giảm thiểu sự gián đoạn thị trường toàn cầu, nhưng chúng tôi tự tin rằng có đủ năng lực sản xuất dầu dự trữ toàn cầu”.

Ông Hook xác nhận các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran sẽ chính thức khôi phục từ ngày 6-8 đối với hoạt động thương mại trong lĩnh vực xe ô tô và kim loại, và ngày 4-11 đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và giao dịch ngân hàng.

“Biện pháp trừng phạt ngân hàng cũng sẽ quay trở lại vào ngày 4-11, và chúng tôi sẽ tích cực thực hiện các quy định này để phong tỏa tài sản của Iran ở nước ngoài và từ chối chế độ Iran tiếp cận với tài chính”.

Đây là chính sách của Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 của Iran vào ngày 8-5 vừa qua, nhưng nhiều quốc gia đã yêu cầu miễn trừ để cho phép một số giao dịch tiếp tục với Iran.

Mặc dù các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp và Đức đang vận động Mỹ quay lại thảo thuận, các công ty của họ có thể sẽ chấp nhận các biện pháp trừng phạt mới.

Trong bài trả lời phỏng vấn với Fox News hôm chủ nhật 1-7, Tổng thống Trump cho biết, các đồng minh châu Âu sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nếu họ tiếp tục buôn bán với Iran.

Các nhà ngoại giao phương Tây cho rằng một vài công ty lớn đang thu được những khoản lợi nhuận đủ lớn sẽ chấp nhận đánh mất quyền lợi về thương mại và tài chính của Mỹ.

Ông Hook cho biết cho đến nay hơn 50 công ty quốc tế đã tuyên bố ý định rời khỏi thị trường Iran. Tuy nhiên, ông không công bố cụ thể công ty nào.

“Chúng tôi đã nói rõ ràng với các quốc gia và công ty trên khắp thế giới rằng chúng tôi đang gây áp lực với nền kinh tế của Iran cho đến khi nước này thay đổi chính sách bất ổn”, ông Hook nói.

Nguồn tin: anninhthudo.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

EU đang xem xét áp giá trần cho khí đốt

Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Năng lượng Italia Roberto Cingolani cho biết tại một hội nghị năng lượng ở Rome hôm thứ Ba, ý tưởng của Italia rằng EU áp đặt mức giá trần cho khí đốt tự nhiên đã trở thành “giải pháp bền vững duy nhất” cho giá năng lượng đang..

Giá tăng mạnh, nhập khẩu xăng dầu cả năm 2021 vọt lên 4,1 tỷ USD

Giá xăng dầu nhập khẩu trong năm 2021 đạt trung bình 593 USD/tấn, tăng 191 USD/tấn so với giá nhập khẩu cùng kỳ năm trước, đã kéo chi ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu lên trên 4,1 tỷ USD.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu về..

‘Cuộc chiến’ mới của xăng dầu

Dù giá bán lẻ xăng dầu vẫn chịu sự điều hành chi phối của cơ quan nhà nước nhưng sự đặt chân của doanh nghiệp Nhật Bản với các cây xăng bán lẻ mang tên Q8 tại khu công nghiệp Th..

Đề xuất “khai tử” xăng A95: Cứ “chiều” doanh nghiệp, ai bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Đầu tháng 5 này, đại diện Saigon Petro đề xuất với Bộ Công Thương đưa xăng E5 RON 95 ra thị trường và chỉ bán 2 loại xăng sinh học là xăng E5 hiện tại và xăng E5 RON 95.
Tuy nhiên, đề xuất tr