Năm lực tác động giá dầu thô trong năm tới

Thỏa thuận sản xuất giữa OPEC và Nga có tính chết qua trọng khi Brent đạt ngưỡng 65 USD do gián đoạn đường ống dẫn dầu

Lần đầu tiên thị trường dầu mỏ đã tăng lên trên 65 USD/thùng kể từ năm 2015, được thúc đẩy bởi việc đóng cửa đường ống dẫn dầu lớn nhất của Anh, đã cắt đứt nguồn cung dầu Biển Bắc vào thời điểm cắt giảm sản lượng của Opec với Nga đã thúc đẩy tăng giá dầu thô trong năm nay.

Hiện giờ, khi ngành công nghiệp này chuẩn bị tiến đến năm 2018, triển vọng vẫn tiếp tục chưa rõ ràng vì nguồn cung, dẫn đầu là sự phục hồi của ngành công nghiệp đá phiến Mỹ, được dự báo sẽ tăng mạnh trong khi liên minh Opec với Nga có thể gặp trở ngại khi các nhà sản xuất lớn nhất thế giới này tìm cách đưa sản xuất quay trở lại.

Khi thị trường dầu chuẩn bị chào đón  năm 2018, đây là năm yếu tố cần phải quan sát chặt chẽ:

1. Hệ thống đường ống dẫn Forties

Vì đường ống dẫn này vận chuyển 40% nguồn cung dầu và khí đốt từ Biển Bắc của Anh, việc ngừng hoạt động nhánh vận chuyển 400.000 thùng/ngày đã buộc các nhà khai thác tại 85 mỏ sản xuất phải giảm sản xuất.

Trong khi Anh là một nước sản xuất dầu tương đối nhỏ, mức giảm 400.000 thùng/ngày trong nguồn cung thì gần như tương đương mức mà Saudi Arabia, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đã cam kết cắt giảm trong thỏa thuận Opec.

Do dầu Brent của Biển Bắc, chuẩn quốc tế, được củng cố bởi nguồn cung từ các mỏ sản xuất bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn, thị trường đã nhanh chóng phản ứng.

Olivier Jakob tại Petromatrix nói rằng đó là một “gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng” có thể làm đảo lộn dòng chảy toàn cầu.

Ông Jakob cho biết thêm: “Việc gián đoạn Forties không chỉ dừng lại ở nguồn cung giảm bớt, mà còn về việc mất đi một thành phần quan trọng cho chuẩn dẩu thô đường biển chủ chốt này.”

Tất cả các cặp mắt sẽ tập trung vào phản ứng nhanh chóng đến mức nào của Ineos, nhà điều hành, có thể sửa chữa đường ống này, vốn bị một vết nứt nhỏ trên một phân đoạn trên bờ ở phía nam của Aberdeen. Nếu công ty này có thể đưa đường ống đi vào hoạt động bình thường nhanh hơn dự kiến, giá có thể dịu lại.

2. Nhu cầu tiêu thụ

Sức mạnh của tăng trưởng nhu cầu là một nguyên nhân không lường trước được trên thị trường dầu mỏ ở mức 65 USD/thùng. Trong ba năm qua, kể từ khi giá rớt mạnh từ mức trên 100 USD một thùng, tăng trưởng nhu cầu đã tăng lên khi người tiêu dùng phản ứng với giá thấp hơn, được hỗ trợ cùng với tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh mẽ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Tiêu thụ đã tăng hơn 1,5 triệu thùng/ngày kể từ năm 2014, so với mức dưới 1 triệu thùng/ngày  khi giá ở trên 100 USD.

Nhưng khi giá cả tăng thì không chắc chắn liệu tăng trưởng kinh tế có mạnh sẽ đủ để thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng ở cùng tốc độ như thế nào. Đó sẽ là một nhân tố vì Opec và Nga cố gắng giảm lượng hàng tồn kho tăng lên trong suốt thời gian khai thác vào khoảng giữa năm 2014.

3. OPEC và Nga xem xét một chiến lược rút khỏi thoả thuận

Tham dự cuộc họp của các nhà sản xuất toàn cầu ở Vienna vào tháng trước, Nga đã thúc đẩy một ý kiến về khả năng rút khỏi hiệp ước hạn chế nguồn cung có thể diễn ra. Saudi Arabia nói rằng còn “sớm” để bắt đầu nói về việc giảm dần mức mục tiêu cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày lượng đã giúp giá hồi phục từ mức thấp nhất dưới 30 USD một thùng vào đầu năm 2016.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây các bộ trưởng từ các quốc gia vùng Vịnh đồng minh với Riyadh cho biết cuộc họp chính thức tiếp theo của các bộ trưởng vào tháng 6/2018 sẽ có khả năng các nước sản xuất thông báo một kế hoạch kết thúc hiệp ước, trong khi các biện pháp kiềm chế tiếp tục kéo dài.

Suhail Al-Mazrouei, Bộ trưởng Năng lượng UAE, cho biết: “Điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ kết thúc vào tháng 6. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ đưa ra một chiến lược.”

Các đại biểu của OPEC cho biết chủ đề này đã được thảo luận riêng vì họ không muốn gây sốc cho thị trường bằng cách đưa nguồn cung quay lại quá nhanh.

Các trader hiện đang theo dõi các phát biểu từ Saudi và Nga như thể các bộ trưởng là các ngân hàng trung ương đưa ra hướng đi tương lai, để nắm được khản năng các quốc gia sản xuất có thể nhanh chóng trở lại thị trường như thế nào.

4. Venezuela

Sản lượng dầu từ Venezuela, một thành viên sáng lập của OPEC, đã giảm mạnh  khi quốc gia này phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính và chính trị, điều này đã khiến nhiều nhà phân tích nhấn mạnh rằng đây là một nguy cơ lớn đối với nguồn cung trong năm tới.

Sản lượng của quốc gia Nam Mỹ này đã giảm xuống chỉ còn 1,8 triệu triệu thùng/ngày so với mức trên 2,5 triệu triệu thùng/ngày vào đầu năm 2016, với sản lượng của nước này thấp hơn nhiều so với quy định hạn ngạch dành cho Venezuela trong kế hoạch hạn chế cung của Opec.

5. Nguồn cung ngoài Opec

Tăng trưởng nguồn cung từ bên ngoài Opec, dẫn đầu bởi sản lượng đá phiến của Mỹ, vẫn là dấu hỏi lớn nhất đối với các trader kinh doanh dầu mỏ cho năm 2018. Là một nguồn sản xuất tương đối mới, phạm vi dự đoán về lượng phiến dầu có thể tăng lên ở mức giá 65 USD/thùng vẫn còn rất rộng, thấp nhất là 500.000 thùng/ngày cho đến trên 1 triệu thùng/ngày.

Thêm vào đó, các dự án dầu quy mô lớn ở Brazil và Canada đã được phê duyệt trong thời kỳ dầu có giá 100 USD cuối cùng đã được đưa vào vận hành, mang lại một nguồn cung mới để cạnh tranh với tổng sản lượng chung khoảng 500.000 thùng/ngày.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xuất khẩu dầu tháng 9 của Saudi giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng

Xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia trong tháng 9 ở mức thấp nhất sáu năm với 6,55 triệu thùng mỗi ngày, theo số liệu từ JODI, được trích dẫn bởi Chuyên viên phân tích cao cấp Sammy Six..

Giá dầu giảm tại thị trường châu Á

Giá dầu giảm tại thị trường châu Á trong phiên giao dịch chiều ngày 23/4 do số lượng giàn khoan của Mỹ tăng. 
Giá dầu giảm tại thị trường châu Á. Ảnh minh họa: Reuters
Tại thị trườn..

Ngày 17/1/2018 sẽ IPO Lọc – Hóa dầu Bình Sơn giá khởi điểm 14.600 đồng/cổ phần

Khối lượng cổ phần đem ra bán đấu giá là 241.556.969 cổ phần. Thời gian dự kiến thực hiện đấu giá ngày 17/01/2018. Với mức giá 14.600 đồng, Lọc – Hóa dầu Bình Sơn dự kiến thu về 3.527 tỷ đ..

10 xu hướng quan trọng nhất trên thị trường dầu mỏ

Năm 2019 đã chứng kiến một số sự kiện có thể dự báo trước, như việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga gia hạn thỏa thuận hợp tác hai lần, và cả một sự kiện không thể dự báo l..