Nga dự kiến sẽ đề nghị các đồng minh trong và ngoài OPEC vào tuần tới thay đổi sản lượng của nhóm so với mức tháng 10/2016 – cơ sở cho những cắt giảm của hầu hết các nước tham gia hiệp ước khi họ bơm nhiều dầu nhất có thể.
Moscow sẽ đề nghị OPEC và các đối tác ngoài OPEC do Nga dẫn đầu trong thỏa thuận tăng sản lượng kết hợp của họ lên thêm 1,8 triệu thùng/ngày, bắt đầu ngay vào đầu tháng 7, Bloomberg đưa tin, dẫn từ một người biết rõ suy nghĩ của Nga.
Tuy nhiên, ngay cả với mức sản lượng phục hồi 1,8 triệu thùng/ngày, thì tổng cung trong và ngoài OPEC vẫn sẽ còn thấp hơn khoảng 1 triệu thùng/ngày so với tháng 10/2016, bởi vì một số nhà sản xuất, đáng chú ý là Saudi Arabia, đã cắt giảm nhiều hơn dự định, trong khi số khác, nhất là Venezuela, đã chứng kiến sự suy giảm sản xuất không tự nguyện và không thể nâng sản lượng, người này nói với Bloomberg.
Nga nghĩ rằng mức sản lượng đề xuất của mình sẽ dẫn đến giá dầu ổn định trong suốt mùa nhu cầu cao điểm mùa hè ở bắc bán cầu. Moscow cũng sẽ ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận OPEC cho đến năm tới – dù có hay không có các mức sản xuất mới, tùy thuộc vào điều kiện thị trường dầu mỏ, theo nguồn tin của Bloomberg.
Nga, cùng với Arập Xêút, có công suất dự trữ cao nhất để thúc đẩy sản xuất. Cam kết của Moscow trong thỏa thuận này là cắt giảm 300.000 thùng/ngày từ mức tháng 10/2016, đây là mức sản xuất hàng tháng cao nhất của quốc gia này trong gần 30 năm – 11,247 triệu thùng/ngày.
Nga và Ảrập Xêút, 2 nhà lãnh đạo và sản xuất lớn nhất trong thỏa thuận, đã bắt đầu ngụ ý rằng họ có thể thay đổi một số cắt giảm để “giảm bớt sự lo lắng của người tiêu dùng và thị trường”, và có nguồn tin cho rằng có thể tăng có thể tăng lên tới 1 triệu thùng/ngày.
Hầu hết các quốc gia OPEC khác tỏ ra khó chịu với Ảrập Xêút vì không tham khảo ý kiến của họ trước khi đưa ra ý kiến và những lời nói ám chỉ như vậy, và hầu hết các thành viên OPEC – ngoại trừ Saudi và một số đồng minh vùng Vịnh (Kuwait, UAE)- sẽ không thể nâng sản lượng đáng kể để bù đắp giá dầu thấp hơn.
Đề xuất của Nga sẽ chỉ là một trong nhiều đề xuất để thảo luận tại cuộc họp ở Vienna vào tuần tới, dự kiến đây sẽ là một trong những hội nghị nóng bỏng và gây tranh cãi nhất trong những năm gần đây.
Theo Citigroup, khả năng tăng sản xuất dầu của hiệp ước là “trông không thể tránh khỏi”, bởi vì nó được hỗ trợ bởi hai nhà sản xuất lớn nhất. Ngân hàng này cho rằng sản lượng sẽ tăng khoảng 500.000 thùng/ngày là kết quả khả dĩ nhất.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời