Các con số ước tính cho tháng 3 và tháng 4 đang chỉ ra sự sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái ở các khu vực chiếm gần một nửa nhu cầu dầu toàn cầu, theo Morgan Stanley. Các chỉ số bao gồm lợi nhuận từ việc sản xuất nhựa đã giảm trong khi tỷ suất lợi nhuận biên của ngành lọc dầu ở châu Âu gần đây đạt mức thấp nhiều năm.
Ngay cả lực đẩy từ một trong những thị trường thắt chặt nhất trong nhiều năm cũng đang bắt đầu suy yếu. Đơn cử, mức chi phụ trội mà các nhà máy lọc dầu sẵn sàng chi cho các nhà cung cấp dầu thô đang sụt giảm. Nguồn cung dầu đang được thắt chặt hơn do sự kết hợp của 2 yếu tố, một là việc OPEC và các nước khác đã cắt giảm sản lượng, hai là các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các nhà sản xuất dầu lớn Iran và Venezuela, và sự cố về đường ống dẫn dầu thô Druzhba của Nga. Các nhà phân tích đang có quan điểm bi quan về nhu cầu dầu trên thế giới trong năm nay.
Mark Maclean, giám đốc điều hành tại Commodities Trading ở London – công ty tư vấn các chiến lược phòng ngừa rủi ro, cho biết những kỳ vọng về nhu cầu dầu cho năm 2019 là không thực tế, Nhu cầu từ Trung Quốc đã chậm lại nhanh hơn mọi người dự kiến và cuộc chiến thương mại vẫn đang có tác động đáng kể, EU sẽ không phải là thị trường thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu trong năm nay và Mỹ cũng có vấn đề.
Không chỉ mình thị trường dầu sụt giảm. Trong khi thị trường cổ phiếu cho đến nay đã thể hiện sự vững vàng trong bối cảnh cuộc chiến thương mại, các phần khác của thị trường tài chính toàn cầu vẫn phản ánh sự lo ngại của nhà đầu tư. Thị trường Trái phiếu chính phủ hiện đang trong giai đoạn thăng hoa, với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm hơn một điểm phần trăm kể từ mức đỉnh tháng 11, khi các nhà giao dịch chú trọng vào tài sản sản có tính an toàn cao.
Tháng trước, IEA đã cắt giảm đánh giá tăng trưởng nhu cầu dầu trong quý đầu tiên. Ảnh Bloomberg
Các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia sản xuất dầu dường như cũng đang quan ngại về nhu cầu dầu. Tuần này, cả Ả rập Saudi và Nga đều bày tỏ mối lo ngại rằng nhu cầu giảm đi có thể khiến giá dầu thô rớt xuống dưới 40 USD/thùng nếu OPEC và các đồng minh không kiên trì cắt giảm sản lượng. Giá dầu WTI giao dịch ở mức khoảng 52USD/thùng vào ngày 12/6, và rơi vào thị trường giá xuống vào tuần trước.
Mặc dù Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự kiến mức tiêu thụ dầu sẽ tăng 1,3 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, Phố Wall bi quan hơn. Morgan Stanley cho biết họ dự báo mức tăng trưởng 1 triệu thùng mỗi ngày, trong khi JPMorgan dự kiến mức tăng này chỉ đạt 800.000 thùng/ngày. Đó là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011. Nếu nhu cầu tăng dưới 600.000 thùng/ngày trong năm nay, thì đó sẽ là mức thấp nhất kể từ năm 2009, theo dữ liệu của IEA.
Triển vọng đã trở nên ảm đạm bởi những lo ngại xung quanh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại trong năm thứ hai liên tiếp, xuống còn 3,4% vào năm 2019, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và việc nới điều này sẽ tiếp tục làm giảm nhu cầu dầu mỏ, Caroline Bain, chuyên gia kinh tế hàng hóa tại nhà nghiên cứu Capital Economics ở London cho biết.
Bà Bain cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến thương mại thế giới suy yếu và kỳ vọng nó sẽ tăng trở lại, điều này không có lợi nhu cầu dầu mỏ”, ông Bain cho biết. Chính ông Brain cũng đưa ra dự đoán nhu cầu dầu tăng 900.000 thùng/ngày trong năm nay.
Tuy nhiên, vẫn còn điều để có thể hy vọng. Nhu cầu về nhiên liệu máy bay sẽ vẫn tăng mạnh mẽ khi du lịch hàng không tiếp tục mở rộng, Sawyer nói. Trong khi đó, các quy tắc mới hạn chế lượng lưu huỳnh mà tàu được phép phát thải ra có thể là một sự thúc đẩy rất cần thiết cho nhu cầu dầu mỏ vào cuối năm nay.
Nguồn tin: Nhipcaudautu
Trả lời