Các nhà máy lọc dầu ở châu Á đang trong thời gian khó khăn để kiếm lợi nhuận khi dầu diesel và nhiên liệu chưng cất từ các nhà xuất khẩu Trung Quốc tràn ngập thị trường.
Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc cho biết họ có kế hoạch tăng tỷ lệ tái xuất nhiên liệu mà họ không muốn hoặc không cần nhiều hơn bốn lần trong năm 2018 – làm “ngập lụt” thị trường châu Á. Các nhà máy lọc dầu trên khắp lục địa bây giờ phải đối mặt với áp lực về giá kép đối với biên lợi nhuận của họ. Giá dầu cao hơn đẩy giá dầu thành phẩm tăng theo, trong khi sản phẩm Trung Quốc tràn ngập đe dọa sẽ làm giảm nhu cầu trong phạm vi lục địa.
CNPC cho biết trong bản báo cáo hàng năm của mình rằng họ có kế hoạch tăng lượng xuất khẩu sản phẩm dầu ròng lên thêm 31% trong năm 2018, so với mức tăng chỉ 7% của năm ngoái. Xuất khẩu dầu diesel thậm chí còn nhiều hơn, sẽ tăng thêm 47%, công ty này cho biết.
Giá dầu diesel đã được “hồi phục” gần đây khi giá dầu thô tăng cao. Giá dầu diesel đã không cao hơn kể từ năm 2015, vì các kho ở những nước phát triển thu hẹp trong phạm vi cả nước.
Lần cuối cùng Trung Quốc làm “ngập lụt” thị trường với lượng dầu dư thừa của mình là vào năm 2015, khi hàng hóa thừa mứa của nước này làm giảm lợi nhuận dưới 8 USD/thùng xuống mức thấp nhất trong ít nhất nửa thập kỷ.
Sự sa sút của thị trường đang diễn ra khi nhu cầu dầu của Trung Quốc tiếp tục tăng 4,6% trong năm 2018, nhưng chậm hơn so với năm ngoái, CNPC dự đoán.
Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, với sự phụ thuộc vào nhập khẩu đạt 67,4%. Năm nay, mức tăng này có thể leo thang tới 68,8%, ngay cả khi có sự hồi phục trong sản xuất nội địa, sẽ hỗ trợ cho nhu cầu gia tăng. Nhưng nhấn mạnh của Bắc Kinh là về sử dụng nhiên liệu sạch hơn và năng lượng hiệu quả để giảm khí thải carbon.
Ngoài ra, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc có kế hoạch bổ sung thêm 36 triệu tấn dầu thành phẩm hàng năm trong những năm tới, tương đương khoảng 723.000 thùn ngày trong các sản phẩm dầu tinh chế được sản xuất trong nước. Tổng công suất của cả nước sẽ đạt 808 triệu tấn hàng năm, hay 16,23 triệu thùng mỗi ngày – càng làm giảm hơn nữa nhu cầu nhập khẩu.
Hầu hết công suất bổ sung này sẽ đến từ teapots, người có vai trò trên thị trường năng lượng của Trung Quốc ngày càng trở nên nổi bật. Với công suất bổ sung này, các nhà máy lọc dầu độc lập sẽ chiếm 1/3 công suất lọc dầu của cả nước, và đến năm 2020 sẽ tăng lên 36%.
Trong một động thái khá bất ngờ vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã tăng hạn ngạch nhập khẩu dầu thô cho “doanh nghiệp ngoài nhà nước” – chủ yếu là các nhà máy lọc dầu độc lập – thêm 55% trong năm 2018 so với năm 2017, do teapots mở rộng khả năng tiếp cận với việc nhập khẩu dầu của Trung Quốc. Các công ty ngoài quốc doanh hiện nay có thể bắt đầu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu dầu thô năm 2018 với tổng số 142,42 triệu tấn, tức khoảng 2,85 triệu thùng/ngày, tăng từ mức 91,73 triệu tấn.
Ở một số khu vực, các teapots thậm chí đang sáp nhập với nhau để tăng cường sự phối hợp trong bối cảnh sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà máy lọc dầu nhà nước. Tỉnh Sơn Đông – quê hương của hơn 70% teapots – đã cấp phép cho một vụ hợp nhất như vậy, Tân Hoa Xã đưa tin vào cuối năm ngoái. Các nhà máy lọc dầu độc lập lớn, trong đó có Tập đoàn Hóa dầu Shandong Dongming lớn nhất, là những cổ đông sáng lập của tập đoàn mới này. Hoạt động của khu vực tư nhân đang tăng nhiệt khi tâm lý “lớn hơn là tốt hơn” xâm nhập vào các doanh nghiệp nhỏ của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng.
Một làn sóng mới gồm các biện pháp hiệu quả thị trường mới, cũng như đường tăng trưởng nhu cầu yếu hơn, đang khiến Trung Quốc đảo ngược các chiến lược mua quá tham vọng mà họ đã sử dụng trong vài năm qua. Các nhà máy lọc dầu từ Hàn Quốc đến Ấn Độ, Nhật Bản sẽ chứng kiến biên lợi nhuận sụt giảm do giá dầu tăng để phù hợp với chiến lược cắt giảm sản xuất của OPEC, trong khi nhu cầu giảm từ lượng cung thừa.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời