Nhu cầu LNG gia tăng từ Nam Á làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí đốt toàn cầu

Các nền kinh tế mới nổi ở Nam và Đông Nam Á đang quay trở lại thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng giao ngay (LNG) trong những ngày này, bất chấp giá tăng cao, tạo ra thêm nhu cầu khí đốt trên toàn cầu trong bối cảnh nguồn cung suy giảm khiến giá khí đốt châu Âu đạt mức cao kỷ lục trong những tuần gần đây.

Các nhà giao dịch nói với Bloomberg hôm thứ Năm, Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ đang quay trở lại mua các lô hàng LNG giao ngay, bất chấp sự nhạy cảm của họ với giá cao. Các quốc gia này và những quốc gia khác ở Nam Á buộc phải mua LNG với giá đắt đỏ để tránh bị mất điện và duy trì hoạt động của các ngành công nghiệp.

Chẳng hạn như Pakistan đang trải qua tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên và xuất khẩu hàng dệt may quan trọng của nước này giảm 20%, tương đương 250 triệu USD trong tháng 12, do các nhà máy buộc phải đóng cửa trong hai tuần do thiếu khí đốt.

Tuy nhiên, vào mùa đông năm nay, Trung Quốc có vẻ đã được cung cấp nhiều khí đốt và LNG và có thể hạn chế đà tăng của giá LNG giao ngay ở châu Á, các thương nhân nói với Bloomberg.

Mặt khác, châu Âu đang ở một tầm khác – giá LNG tại đây tăng cao hơn giá LNG châu Á vào tháng trước, khiến một đội gồm hàng chục tàu chở dầu từ Mỹ đến châu Âu và các tàu chở LNG chuyển hướng từ châu Á đến Châu Âu.

Ngay trước Giáng sinh, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng lên mức cao lịch sử sau khi khí đốt tự nhiên trên một đường ống quan trọng từ Nga đến Đức đảo chiều dòng chảy về phía đông và nhiệt độ đóng băng nhiều nơi ở châu Âu.

Sau khi giá khí đốt chuẩn của châu Âu giảm sau Giáng sinh do nguồn cung LNG tăng cao, năm mới đã bắt đầu với giá tăng vọt trở lại khi lượng khí đốt giao từ Nga qua Ukraine và Ba Lan tiếp tục ở mức thấp trong khi một đợt lạnh khác sắp tới Châu Âu.

Nguồn tin: xangdau.net  

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dầu Brent có thể chạm mức 78 USD/thùng vào cuối quý I hoặc đầu quý II/2018

Chiều ngày 29/1, giá dầu tại thị trường châu Á giảm do sản lượng tăng ở Bắc Mỹ đã làm suy yếu nỗ lực của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga nhằm thắt chặt nguồn cung. 
..

TT dầu TG ngày 29/1: Giá ở mức cao do nhu cầu mạnh và việc hạn chế sản lượng của OPEC

 
Giá dầu giữ ở mức cao trong ngày hôm nay, được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh, một đồng USD yếu, việc tiếp tục cắt giảm sản lượng của OPEC và Nga, mặc dù sản lượng của Mỹ ngày càng tăng nghĩa là..

Các công ty cát dầu Canada vẫn yêu cầu Chính phủ  trợ cấp thêm mặc dù lợi nhuận tăng vọt

Cát dầu của Canada đang có một năm tồi tệ. Nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất của Canada, Canadian Natural Resources Ltd. (CNRL), đã tăng hơn gấp đôi lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái trong quý đầu tiên của năm 2022. CNRL hiện là nhà sản xuất dầu ..

Giá dầu giảm do Mỹ gia tăng giàn khoan

Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait cho biết Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, bao gồm cả Nga có thể sẽ ngừng việc cắt giảm sản lượng trước năm 2019 nếu thị trường dầu thô hồi phục vào th