Giá dầu thô sẽ ở mức trung bình 80 USD/thùng trong nửa cuối năm 2018 bất chấp quyết định của Opec vào thứ Sáu tuần trước đồng ý tăng sản lượng 1 triệu thùng/ngày.
Dan Smith, giám đốc dịch vụ hàng hóa, Oxford Economics cho biết quyết định tăng sản lượng của các thành viên OPEC sẽ không được tuân thủ đầy đủ do một số nhà sản xuất không đáp ứng được mục tiêu tăng sản lượng.
“Chúng tôi đã điều chỉnh giảm dự báo cho Brent, nhưng vẫn còn khá lạc quan. Hiện tại, chúng tôi kỳ vọng mức trung bình 80 USD/thùng trong nữa cuối năm 2018 và 77 USD/thùng vào năm 2019 – đều giảm 5 USD/thùng. Việc cắt giảm đáng kể nguồn cung ở Iran và Venezuela có thể được dự đoán trong những tháng tới và các nhà sản xuất Mỹ phải đối mặt với những sự tắc nghẽn lớn. Mặc dù Opec đã hành động để nới lỏng sự thắt chặt của thị trường, chúng tôi vẫn cho rằng giá sẽ tăng cao hơn trong nửa cuối năm nay,” ông nói.
Vì “một số nhà sản xuất trong nhóm không thể đẩy mạnh sản xuất, chúng tôi dự đoán điều này sẽ trở thành mức tăng 0,6 triệu thùng một ngày”, ông nói và thêm rằng sản lượng có thể sẽ tăng từ tháng sau.
Tổng sản lượng của các thành viên Opec trong tháng 5 năm 2018 là 31,87 triệu thùng/ngày. Giá dầu Brent giao dịch quanh mức 75 USD/thùng vào thứ Sáu sau thông báo tăng sản lượng của Opec.
Ole S. Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, cho biết trong ngắn hạn, thị trường nhiều khả năng sẽ được hỗ trợ bởi các rủi ro đại chính trị liên quan đến nguồn cung từ Venezuela và chứ không chỉ là Iran hạn chót của các biện pháp trừng phạt của Mỹ đang đến. Tuy nhiên, những lo ngại này có thể được thay thế bằng một sự tập trung chuyển dịch theo hướng tăng trưởng không ngừng của cung ngoài OPEC và tăng trưởng nhu cầu có thể bắt đầu bị ảnh hưởng do sự suy giảm của các nền kinh tế thị trường mới nổi.
“Saudi Arabia và Nga dường như đã thiết lập một hạn chế ở mức 80 đô la một thùng vì họ lo sợ rằng nhu cầu tiêu thụ bị tổn thương nếu giá trên mức này. Trên cơ sở đó, chúng tôi duy trì quan điểm cho rằng dầu thô Brent trong những tháng tới sẽ tiếp tục nằm trong khoảng từ 71 đến 80 trước khi áp lực giá giảm bắt đầu xuất hiện trước cuối năm và trong năm 2019,” Hansen nói.
Lukman Otunuga, nhà phân tích tại FXTM, cho biết, trong khi Saudi Arabia và Nga đề xuất nới lỏng hạn chế cung, các thành viên khác bao gồm Iran, Iraq, Algeria và Venezuela đang chống lại một động thái như vậy.
Ông Smith cho biết, điều chỉnh gần đây có nghĩa là Opec chỉ quyết định bù đắp một phần những vấn đề bất ngờ ở Venezuela vì sản xuất của quốc gia Nam Mỹ này bị ảnh hưởng nặng nề trong những tháng gần đây do tình hình kinh tế. Sản lượng dầu đã giảm 0,8 triệu thùng/ngày trong năm qua và tiếp tục giảm trong những tháng tới.
Iran cũng đang tiến vào giai đoạn hỗn loạn khi lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu tác động lên sản lượng và xuất khẩu sẽ bị cắt giảm, ông nói thêm.
“Nhiều công ty đa quốc gia sẽ buộc phải cắt đứt quan hệ Iran và nhà đầu tư lớn Total đã thông báo ý định rút vốn. Vấn đề là các lệnh cấm vận của Mỹ sẽ có tác động nghiêm trọng bởi các biện pháp trừng phạt đơn phương, hạn chế việc sử dụng đô la Mỹ và sẽ ngừng việc mua dầu thô Iran bằng tiền tệ này. Điều này mở rộng đáng kể tác động của các biện pháp trừng phạt và một số nhà phân tích cho rằng sản lượng có thể giảm hơn 1 triệu thùng một ngày trong một kịch bản xấu nhất,” ông nói thêm.
Suy thoái sản xuất có khả năng xãy ra ở Iran vào cuối năm sẽ thấy áp lực bắt đầu tăng lên cho Saudi Arabia và các đồng minh sẽ phải làm nhiều hơn và tiếp tục tăng sản lượng.
Oxford Economics dự đoán giá dầu sẽ tăng trong nửa sau của năm 2018 trước khi bắt đầu xu hướng giảm trong nữa cuối năm 2019 do tình trạng thắt thặt công suất vận chuyển của Mỹ nới lỏng. Nhìn chung, thông báo của Opec có thể sẽ không đủ để ngăn chặn một đợt tăng giá khác trong những tháng tới, Smith nói.
Nguồn: xangdau.net
Trả lời