OPEC cắt giảm dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2020 và cắt giảm triển vọng năm 2021 sau đại dịch | Hoanghungpetro.com.vn

 OPEC tiếp tục cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay với nguyên nhân do sự phục hồi yếu hơn dự kiến ​​ở Ấn Độ và các nước châu Á khác, đồng thời cảnh báo rủi ro vẫn “tăng cao và nghiêng về hướng sụt giảm” trong nửa đầu năm 2021.

Trong một báo cáo hàng tháng được theo dõi chặt chẽ được công bố hôm thứ Hai (14/9), Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã điều chỉnh giảm triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu xuống mức trung bình 90,2 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Con số này giảm 400.000 thùng/ngày so với ước tính tháng trước và phản ánh sự suy giảm là 9,5 triệu thùng/ngày theo năm.

Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh những người tham gia thị trường năng lượng ngày càng lo ngại về sự phục hồi kinh tế đang chững lại và nhu cầu nhiên liệu gặp khó khăn sau đại dịch Covid-19.

Nhóm thống trị ở Trung Đông, bao gồm một số nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, hôm thứ Hai (14/9) cho biết họ đã điều chỉnh nhu cầu dầu ở các nước OECD lên khoảng 100.000 thùng/ngày do sự sụt giảm ít hơn dự kiến ​​ở tất cả các tiểu vùng trong quý 2.

Tuy nhiên, nhu cầu dầu đã được điều chỉnh giảm 500.000 thùng/ngày ở khu vực ngoài OECD do nhu cầu dầu yếu hơn ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ.

OPEC cho biết tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu ở châu Á dự kiến ​​sẽ kéo dài trong 6 tháng đầu năm 2021.

“Ngoài ra, rủi ro vẫn tăng cao và đặc biệt liên quan đến sự lây lan Covid-19. Tốc độ phục hồi các hoạt động kinh tế và tiềm năng tăng trưởng nhu cầu dầu ở các nước châu Á khác, bao gồm cả Ấn Độ vẫn chưa chắc chắn”, OPEC cho biết.

Do đó, OPEC hiện dự kiến ​​nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 6,6 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 96,9 triệu thùng/ngày trong năm 2021. Dự báo cập nhật này cũng thấp hơn 400.000 thùng/ngày so với ước tính trước đó.

Tăng trưởng nhu cầu dầu giảm sút

Đánh dấu kỷ niệm 60 năm thành lập OPEC, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết hôm thứ Hai (14/9) rằng, đại dịch Covid-19 là “một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất của thời hiện đại”.

“Ngoài những thiệt hại về con người mà đại dịch gây ra, đại dịch cũng gây ra một trong những cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất và suy thoái thị trường dầu mỏ trong lịch sử của OPEC”, ông nói.

OPEC sẽ có cuộc họp vào ngày 17/9 tới để thảo thuận về chính sách sản xuất dầu mỏ. Liên minh năng lượng trước đó đã đồng ý cắt giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày cho đến tháng 12.

“Tỷ lệ lây nhiễm lại đang gia tăng, việc đóng cửa từng phần đang được đưa ra ở một số quốc gia đang làm cản trở tăng trưởng kinh tế của khu vực và số lượng người thất nghiệp lại có khuynh hướng tăng”, Tamas Varga, chuyên gia phân tích cấp cao của PVM Oil Associates cho biết.

“Điều này dẫn đến tăng trưởng nhu cầu dầu giảm sút như được phản ánh trong báo cáo hàng tuần và hàng tháng của Cơ quan năng lượng quốc tế”, ông đánh giá.

Đầu tháng 9, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng nhu cầu toàn cầu năm 2021 thêm 500.000 thùng/ngày do tăng trưởng tiêu thụ dự đoán thấp hơn ở Trung Quốc.

Nguồn tin: Tinnhanhchungkhoan

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Thị trường dầu mỏ thận trọng trước lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran

Phiên sáng 14/5, giá dầu châu Á giảm nhẹ, khi hoạt động khai thác dầu mỏ ở Mỹ không ngừng tăng cao, trong khi một số nước ở châu Âu và châu Á lên tiếng về sự trừng ph..

Saudi tuyên bố cứng rắn tại OPEC , nhưng thị trường dầu nhớ đến bước ngoặt năm 2018

Chỉ hơn một năm trước, các bộ trưởng OPEC đã tập trung tại khách sạn Ritz-Carlton sang trọng ở thành phố Jeddah và Khalid Al-Falih, bộ trưởng dầu mỏ của vương quốc, đã thúc đẩy thắt chặt thị trường d..

Thị trường dầu mỏ thế giới có nguy cơ thiếu hụt do khủng hoảng tại Venezuela

Hôm qua (15/3), Cơ quan Năng lượng quốc tế (EIA) cho biết, sản lượng khai thác dầu mỏ tại Venezuela giảm mạnh do khủng hoảng có thể đẩy thị trường dầu thô thế giới vào tình trạng thiếu hụt. Đây là ..

Nguồn thu từ thuế nhập khẩu xăng dầu liên tục giảm

Bộ Tài chính cho biết, do thực hiện cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các hiệp định thương mại tự do, số thu từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu liên tục giảm qua các năm, trong đó từ ASEAN năm 2017 giảm 97% so với..