OPEC có đang bị mắc kẹt trong một chu kỳ cắt giảm không hồi kết?

 

Trong báo cáo Treiern vọng dầu thế giới thường niên mới nhất (WOO), được công bố vào tuần trước, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã dự đoán sản lượng dầu và thị phần của nước này sẽ giảm trong những năm tới.

Quan điểm về tương lai này nói lên rất nhiều về các chính sách của cartel trong việc đối mặt với đá phiến Mỹ đang ngày càng phát triển, tạo ra một bóng phủ ảm đạm về vai trò trong tương lai mà các thành viên OPEC sẽ đóng góp trong thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Theo báo cáo WOO mới nhất, OPEC dự kiến ​​sản lượng dầu thô và các chất lỏng khác của nhóm sẽ giảm xuống còn 32,8 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024 từ mức 35 triệu thùng/ngày hiện tại. Điều này có nghĩa là cartel có kế hoạch tiến xa hơn với kế hoạch cắt giảm sản lượng ngay cả sau khi hiệp ước hiện tại kết thúc vào năm 2020.

Nếu tính đến sự tăng trưởng đáng kể trong sản xuất đá phiến của Mỹ trong vài năm qua, và chính xác là vì OPEC đã quyết định cắt giảm sản lượng để giảm bớt tác động tiêu cực của lưu lượng đá phiến Mỹ lên giá dầu, thì có vẻ như mặc dù những nỗ lực của OPEC đã được đền đáp một phần nhưng họ cũng đã hỗ trợ cho việc mở rộng hơn nữa sản xuất đá phiến bằng cách cho Mỹ thêm thị phần.

OPEC nhìn thấy tương lai của thị trường dầu mỏ và tình trạng của chính họ như thế nào trong tương lai, đặt ra câu hỏi rằng nhóm sẽ tiếp tục việc cắt giảm này trong bao lâu? Và liệu nó có đủ để duy trì vai trò quan trọng mà cartel đã có với tư cách như là một cơ quan có ảnh hưởng trong thị trường dầu mỏ toàn cầu?

Trước khi chúng ta xem xét các câu hỏi đã đề cập ở trên và thảo luận về một số câu trả lời có thể có, hãy nhìn qua một số thông tin quan trọng được trình bày trong báo cáo WOO gần đây.

Hai khía cạnh chính của thị trường là nhập khẩu được đưa vào xem xét ở đây, đầu tiên là sản xuất và thứ hai là tiêu thụ.

Trong phần sản xuất, như chúng tôi đã đề cập trước đó, tổ chức này dự báo sản xuất của nhóm giảm khoảng bảy phần trăm trong trung hạn. Trong khi theo dữ liệu được cung cấp, cartel dự kiến ​​sản lượng đá phiến của Mỹ sẽ đạt 16,9 triệu thùng/ngày vào năm 2024 từ mức 12,0 triệu thùng/ngày hiện tại.

Dự đoán này có nghĩa là nhóm thống trị ở Trung Đông đã chấp nhận thất bại trước các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ và không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục thu hẹp sản xuất để ngăn giá giảm.

Mặt khác, về phía tiêu thụ, một lần nữa, OPEC lại thấy nhu cầu dành cho dầu của nhóm giảm trong trung hạn với lý do hoạt động khí hậu gia tăng và sử dụng nhiên liệu thay thế ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân làm giảm nhu cầu dầu trong trung hạn. Tuy nhiên, lý do thực sự lại nằm ở một chỗ khác.

OPEC -nhà sản xuất của một phần ba tổng số dầu toàn cầu dự kiến ​​mức tiêu thụ dầu sẽ đạt 103,9 triệu thùng/ngày vào năm 2023, giảm so với 104,5 triệu thùng/ngày trong báo cáo năm ngoái. Tuy nhiên, về lâu dài, nhu cầu dầu mỏ dự kiến ​​sẽ tăng lên 110,6 triệu thùng/ngày vào năm 2040, mặc dù vẫn thấp hơn so với dự báo năm ngoái.

Trong vài năm qua, OPEC đã và đang giảm sản lượng dầu theo hiệp ước với sự hỗ trợ của Nga và một số quốc gia ngoài OPEC khác để tái cân bằng thị trường bị dư cung.

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích dầu mỏ gần đây đã tranh luận về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm, xét đến các dấu hiệu mới của sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu dưới cái bóng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và nhu cầu chậm lại sau đó.

Trở lại vào tháng 10, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo đã tuyên bố rằng việc cắt giảm sâu hơn trong tổ chức là một trong những lựa chọn để OPEC và các đồng minh xem xét trong cuộc họp sắp tới vào tháng 12.

Cần lưu ý rằng Nga và Ả Rập Xê Út là hai trụ cột chính của liên minh OPEC có quan điểm hơi khác nhau về sự cần thiết phải gia hạn hiệp ước này. Nga thấy phạm vi giá hiện tại ở mức khoảng 60 đô la là đủ tốt trong khi Ả Rập Xê Út yêu cầu mức giá cao hơn để đạt được IPO Aramco đầy tham vọng của mình.

Những gì OPEC đã trình bày trong báo cáo mới nhất cho thấy chính sách kiểm soát sản xuất của cartel có tác động ngược lại. Mức sản xuất đá phiến của Mỹ tăng vọt cho thấy việc cắt giảm OPEC đang tích cực khuyến khích các nhà sản xuất đá phiến tăng sản lượng ngày càng nhiều, và điều đó sẽ không chỉ ngăn không cho giá tăng mà còn làm giảm thị phần của OPEC trên thị trường toàn cầu từng ngày.

Về vấn đề này, nhiều nhà phân tích tin rằng OPEC một lần nữa nên xem xét các cảnh báo của cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Ali al-Naimi, người trước đây đã dự đoán rằng “việc cắt giảm sản xuất của OPEC chỉ tạo ra nhiều cơ hội cho sản xuất dầu đá phiến của Mỹ và do đó tổ chức này sẽ bị cuốn vào một mê cung vô tận của việc cắt giảm sản xuất”.

Với báo cáo của OPEC, chỉ ra một số thách thức sản xuất từ ​​các đối thủ cạnh tranh, cartel dường như không có vẻ lo lắng về phía cầu.

Theo báo cáo, tiêu thụ dầu thô thế giới sẽ tiếp tục tăng lên đến năm 2040, do đó đến năm 2024, nhu cầu dầu thô sẽ tăng thêm một triệu thùng mỗi ngày để đạt 104,8 triệu thùng/ngày. Tăng trưởng nhu cầu sau đó sẽ tiếp tục với tốc độ chậm hơn, đạt 110,6 triệu thùng/ngày vào năm 2040.

Thị phần của OPEC trong số 110,6 triệu thùng/ngày được đề cập ở trên sẽ là 44,1 triệu thùng/ngày, báo cáo cho biết.

Vì vậy, có vẻ như OPEC tin rằng họ nên tiếp tục duy trì hiệp ước với các đồng minh ngoài OPEC trong vài năm nữa khi tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ bù đắp cho sự gia tăng sản lượng đá phiến của Mỹ và một lần nữa tái cân bằng thị trường.

Nguồn tin: xangdau.net/ Tehran Times

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Liệu tranh cãi về Khashoggi có ảnh hưởng thị trường dầu?

Có vẻ như Mỹ và Saudi Arabia đang hướng tới một cuộc tranh cãi lớn về sự biến mất của Jamal Khashoggi, một nhà báo của tờ Washington Post và là công dân  Saudi đang sinh sống ở Mỹ. Như..

Xăng dầu sẽ chưa chịu thêm thuế mới

Với việc Quốc hội chưa chấp thuận cho trình dự thảo Luật thuế Bảo vệ môi trường (BVTM) sửa đổi ra kỳ họp vào tháng 10 tới, thuế BVMT với xăng dầu sẽ chưa thể tăng lên mức tối đa 8.000 đồng/lít như đề xuất của B..

Quan điểm cứng rắn của Mỹ đối với Iran còn phụ thuộc vào giá dầu thô

Chính phủ Hoa Kỳ đang lên kế hoạch thực hiện một đường lối cứng rắn hơn đối với Iran trong những tháng tới, tăng gấp đôi nỗ lực nhằm cắt giảm xuất khẩu dầu Iran về zero.
Brian Hook, đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Hoa K..

Tình trạng thiếu khí đốt làm dấy lên lo sợ về an ninh năng lượng ở châu Á | Hoanghungpetro.com.vn

Điều dễ thấy là cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã có một tác động lớn trên toàn cầu. Từ các lệnh trừng phạt cho đến việc cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên, thiệt hại kinh tế là thảm khốc và còn lâu mới kết thúc. Hiện tại, các nhà kinh tế và các..